Với cuốn truyện bạn đang cầm trên tay chúng tôi hi vọng bạn đọc xong “cái chết” để hiểu ý nghĩa của “tồn tại”. Đọc xong “Truyện ma quỷ” để bạn hiểu giá trị của “cuộc sống”.
Một ngày cuối tuần đầu đông, đêm khuya xuống làm cả thành phố biến mất cái vẻ ồn ào náo nhiệt của cái buổi ban ngày. Thế ngay vào lúc đó là một bầu không khí lành lạnh. Trên đường đôi lúc mới gặp được vài bóng người qua lại. Một cơn gió vút qua thổi tung đám lá bên đường. Trên trời cao xanh thẳm lửng lơ vài đám mây lẻ loi. Ánh trăng mờ ảo soi xuống rặng cây xa xa, loáng thoáng có tiếng người bàn tán về kiến trúc của căn nhà cũ kĩ ấy.
Một tòa nhà cổ với bốn tầng theo phong cách Nhật Bản. Nấm mốc bao phủ bức tường dày đặc. Các loại cây leo bò kín không còn nhận ra hình thù bức tường nữa. Điều đó thể hiện khu nhà cũng có lịch sử lên đến sáu bảy mươi năm rồi. Tòa nhà này đã cũ đi nhiều nhưng từ vật liệu xây dựng và hình thức bên ngoài của tòa nhà vẫn nói lên rằng: Thời huy hoàng đây ắt phải là biệt thự của một người quyền thế.
Sau ngần ấy năm nên cũng dễ hiểu sao tòa nhà biến thành khu hoang vắng thế này. Vàng bạc của cải nhiều đến đâu cũng khó bảo toàn.
Sau cái cách, tòa nhà bị một đơn vị chiếm làm khu ở tập trung cho công nhân. Thoáng một cái đã có hơn ba mươi hộ gia đình dọn đến ở kín tòa nhà. Cửa lớn ở chính giữa tòa nhà làm từ đá cẩm thạch. Cầu thang được làm từ gỗ thượng đẳng, thế nên qua mấy chục năm lịch sử rồi giờ vẫn dùng được. Nhưng mỗi khi có người qua lại là tiếng kẽo kẹt lại vang lên, đông người lên xuống một chút thì thật đinh tai nhức óc.
Theo đã phát triển của thành phố biến khu dân cư này thành một khu phố ồn ào. Nhưng với dáng vẻ như vậy tòa nhà thật lạc lõng giữa quang cảnh hiện đại của cả thành phố. Số phận của khu đất này lại bị một ông chủ vô danh mua lại. Họ dự tính sau mười tháng ở đó sẽ mọc lên một tòa cao ốc làm siêu thị. Vì cái dự án đó mà các hộ gia định vốn dĩ ở đây lâu năm đều từ từ dọn đi hết, chỉ còn lại một vài sinh viên mới tốt nghiệp là còn ở lại. Bởi lẽ tiền thuê nhà rẻ và họ cũng chẳng vội vàng gì chuyển đi nơi khác. Những sinh viên đầu tiên dọn đến đây ở chỉ có Trương Khiết và Vương Thổ, không lâu sau họ giới thiệu với bạn bè và có thêm vài thanh niên dọn đến ở chung.
Dưới chân cầu thang ngập ngụa rác thải của những người ở trọ trước đây để lại khi họ dọn đi. Và nếu có ai đó qua đây vào buổi tối, đi lên cầu thang ắt hẳn sẽ nghe thấy những âm thanh nghe như tiếng người nghiến răng kèn kẹt dội lại mà khó tránh khỏi cảm giác rờn rợn.
Tầng một có căn phòng nhỏ là nơi mà các hộ dân ở đây làm kho để đồ. Còn có một gian phòng có vẻ rất lâu rồi không còn ai cả. Theo lời kể của chủ cũ căn nhà thì ở đó đã từng có người chết nên gần như không có ai qua lại đó nữa. Cửa ra vào bị mạng nhện giăng đẩy, Vương Thổ lần nào đi qua đây đều ngó trước nhìn sau chẳng phải vì sợ mà vì cậu rất tò mò.
Cuối tuần trước Trương Khiết ngồi lì trong phòng, lên mạng đốt thời gian, mở QQ (mạng chát của Trung Quốc) nhưng không có ai trên mạng cả,bộ dạng coi vẻ hơi thất vọng. Vài giây sau tiếng chim cánh cụt tít tít báo có người để lại tin nhắn, anh nhởn nhơ mở QQ xem tin. Dòng tin nhắn làm cậu hiếu kỳ vì của một cái nick lạ với nội dung “Bây giờ tôi đến tìm bạn”. Anh ta lục tung phần danh mục bạn bè để tìm kỹ xem lời nhắn đó của ai nhưng vô tác dụng. Không có một liên hệ nào để tìm ra manh mối hết. Thêm vào đó người nhắn cũng không nhắn gì nữa cả, kỳ quái. Ngoài bạn học ra thì là bạn thân mà gần đây cũng không thấy ai đến tìm anh ta cả. Người chủ của dòng tin nhắn là ai mà sao không tài nào đoán ra được! Trương Khiết nghĩ thầm “thôi kệ vậy”, không tìm hiểu nữa. Bạn bè có đến thì cũng sẽ gọi điện, cậu quay ra tập trung làm việc khác.
Vương Thổ buồn chán đến tìm Trương Khiết ngồi nói chuyện. Vương Thổ vốn dĩ đối với chuyện tâm linh rất hứng thú, nhất là những chuyện thuộc loại hồn vía ma quỷ. Chỉ cần nhắc đến chủ đề này là cậu có thể nói không ngớt, hai người nói từ phim ma cho đến chuyện kinh dị Nhật v.v… Thế nào là ma núi, ma suối, ma đói… Họ nói tất cả chuyện cổ quái ma quỷ bốn phương mà tỉnh queo đầy cuốn hút làm cho ai cũng tò mò. Những thanh niên có trí trưởng tượng phong phú như họ đều thích khám phá cái mạo hiểm, cái kinh dị.
Thạch Nham đưa ra gợi ý, đều là đốt thời gian vậy tại sao chúng ta không tổ chức một câu lạc bộ “Hội kinh dị”. Mỗi cuối tuần chúng ta tụ họp để nghe một người kể về câu chuyện ma mà họ thấy tâm đắc nhất, và thành viên giới hạn là cư dân trong tòa nhà này. Như nắng hạn gặp mưa rao, ý kiến được mọi người cùng ủng hộ, tất cả thành viên gồm bảy người. Vài ý kiến đầu tiên đưa ra nhắm làm cho không khí của những buổi kể chuyện thêm phần kì bí gồm: đóng cửa, tắt đèn… trong căn phòng đêm tối mọi người lắng nghe những câu chuyện ma kinh điển.
Những cô bé, cậu bé đâu biết ngày họ tụ tập lại với nhau cũng là ngày mà câu chuyện kì bí có thật sẽ xảy đến với họ cũng bắt đầu.
Vào cái đêm đó, phòng của Trương Khiết ở trên tầng tư cửa đóng kín mít, bên trong tối thui, câu lạc bộ của những kẻ quái gở hoạt động buổi đầu tiên. Tất cả thành viên đều có mặt. Không khí trong phòng càng trở nên rờn rợn khi các thành viên thì thào chào hỏi nhau rồi chìm vào tĩnh lặng. Chút ánh sáng nhờn nhợt của ánh trăng ngoài hiên cửa hắt vào làm mọi vật thật huyền bí. Bên ngoài cái bóng của cây bạch dương ngả nghiêng vào tòa nhà như cấp số nhân của khung cảnh ảm đảm làm ai cũng cảm nhận được cái hoang vu lạnh lẽo đến gai người.
Gió xao xác thổi nhẹ đám lá, hai cô gái nhát gan Hà Tiểu Đinh và Triệu Dục Tịnh nắm lấy tay nhau ghì chặt, họ toát nên vẻ cam chịu ngồi nhìn bốn phía. Trời về đêm se lạnh và hai người họ cũng phát hiện ra tay của bạn mình cũng đang lạnh toát. Cũng thật may là trong phòng tối thui nên không nhìn thấy nét mặt tái dại của nhau, đỡ xấu hổ. Trong lòng mỗi người đều thấy hoảng loạn.
Vương Thổ là người thích kể chuyện nhất, anh hắng giọng rồi nói: “Hội kinh dị” đi vào hoạt động đối với một người hâm mộ như tôi là một sự kiện hết sức quan trọng vì vậy tôi sẽ không để lỡ cơ hội được phục vụ các bạn. Những câu chuyện ly kỳ thú vị lúc tôi còn là sinh viên ngồi trên giảng đường đại học.
Lúc đó đã là sinh viên năm thứ tư, cả bốn năm đều ở ký túc xác. Ồ, thế nên miễn bàn về điều kiện ăn ở tồi tàn. Bấy giờ đến lúc tôi chuẩn bị viết luận văn, hôm nào tôi cũng về muộn nên rất hay bị nhốt ngoài cửa ký túc. Cũng vì thế, cũng vì tiện cho công việc tôi cùng một vài người bạn ra ngoài thuê một căn phòng.
Vừa dọn vào ở phòng mới tôi đã bị cái giá sách cũ của chủ nhà làm cho hết hồn hết vía. Lúc đó hai tay tôi đang lễ mễ ôm một thùng to đựng đầy chuyện tranh và họa báo các bạn tôi ở nước ngoài gửi tặng. Tôi còn đang chưa biết nên đặt ở đâu. Vì đúng là đã xem đi xem lại chúng khá nhiều lần rồi, trong một thời gian ngắn tới tôi chưa chắc sẽ động tới chúng, nhưng bảo vứt đi thì thật là tiếc, dù gì thì những quyển tạp chí này cũng không dễ gì mà mua được. Mặc kệ ai muốn cười nhạo gì thì cứ cười nhạo tôi cũng sẽ vẫn gửi chúng.
Điểm này thì “Tôi giống với cụ ông nhà tôi thế, ba cái đồ rách rách nát nát tôi thường rất tiếc rẻ” đi đâu cũng đùm đùm, bọc bọc.
Tôi đi vòng vòng quanh nhà, thấy năm người mà có ba phòng ngủ một phòng khách thì hơi chật chội. Mà sẽ nghiêm trọng hơn vào lúc cả năm người cùng quậy phá. Sau đó tôi mở cửa ban công, chớp mắt tôi nhìn thấy ngay bên trái trong đống bụi bậm là một cái tủ sách. Nói như vậy chưa hoàn toàn chính xác, mà đúng ra là tôi tìm thấy một cánh của chiếc tủ. Một bên còn lại thì bị một chiếc thuyền dựng đứng chặn mất rồi. Cả hai thứ vật dụng rách nát này đều là thứ đồ cũ bỏ đi.
Tôi liền tiến đến xem với ý nghĩ biết đâu dùng được vào việc gì. Tôi đi vào ban công và loáng thoáng nhận ra có bóng người. Tôi luống cuống quay lại bắt gặp ngay điệu cười bí hiểm. Bên trái ban công quả nhiên có người. Tôi thoáng giật mình, trấn tĩnh lại thì thấy đó chỉ là cái bóng của người mà thôi. Vì ở đó đặt một chiếc gương rất to và bên trong đó hiện lên ảnh của chính tôi. Nhưng do chiếc gương đã quá cũ và bụi bẩn nên cái hình ảnh ấy trở nên méo mó và loang lổ. Một chiếc gương to thế này sao ai lại để ở đây, chỉ có thể soi thấy mỗi cái giá sách cũ rích này mà thôi. Nghĩ vậy tôi cũng chẳng để ý gì thêm về cái gương ấy nữa mà đi thẳng đến giá sách, để sách xuống đất trước đã. Nhìn vào nét chạm trổ trên cánh cửa tủ thì đây là cái tủ quá lỗi thời. Vách ngăn thì gãy nát, gương kính thì nứt vỡ, bên trong la tạp nham báo cũ, đúng là cái giá sách này cũng khá là có thâm niên rồi.
Khi tôi đưa tay mở ngăn tủ, một cơn rùng mình xuất hiện, cảm giác thật không thoải mái chút nào, như thể có chuột bò qua chân. Chỉ là một chiếc tủ sao lại ớn lạnh đến vậy. Tôi nghĩ trong đầu, giữa mùa hè cái gì cũng nóng ran, vậy mà cái tủ này phả ra khí lạnh điếng người.
Tôi từ từ mở cửa tủ. Kẽo kẹt, xem ra cánh cửa này bắt đầu xiêu vẹo. Mùi nắm mốc xộc lên quá khó chịu khiến tôi phải quay đầu bước vội đi, loáng choáng giậm ngay vào đống báo ngã sõng soài. Quả thật trong cái tủ đó có bóng người, một người có vóc dáng nhỏ con, đôi mắt sáng quắc nhìn tôi trừng trừng. Lúc này hai người bạn học của tôi là Vương Nhuệ và Hoắc Hà nhìn đăm đăm vào cái thùng cát tông kín mít đầy vẻ chán nản. Tôi nhận ra khi dọn đồ đến nhà mới con người còn đôi chút hứng thú, chứ đến khi dọn nhà xong cái cảm giác còn lại là sự mệt mỏi vô hạn. Sau những mệt mỏi đó Hoắc Hà quyết định tạm làm con gà lười “Có gì ngày mai rồi tính! Hôm nay nghĩ nghơi cái đã, tối ra ngaoi2 làm một vòng xem quanh đây có chỗ nào uống rượu thú vị không?”
Vương Nhuệ lên tiếng “Đến thế là cùng, vừa nói mệt mỏi đã lại có tinh thần ăn chơi. Viển vông quá, bớt lằng nhằng, đi ra dọn thùng vào nào”. Hoắc Hà bất đắc dĩ đành ra cầm con dao đẹp đẽ lên chuẩn bị làm việc. Tiếng hét của tôi vọng từ ban công xuống làm hai người bọn họ giật mình. Hoắc Hà thiếu chút nữa đã tự cắt vào tay. Hai người họ vội phi ngay lên ban công. Trần Hồ Huy và Khương Phượng đang trong phòng khách nghe thấy vậy cũng lao lên. Ngay lập tức năm người đàn ông chen chúc nhau trên chiếc ban công chật ních. Thấy sự việc không hề có gì cả, Hoắc Hà trợn mắt nhìn tôi, tức giận nghiến vào chân tôi một cái rồi nói.
“Có mỗi khác người gỗ mà anh la toáng lên cái gì. Anh có biết suýt nữa em đã cắt vào tay mình không, đàn ông đàn ang lớn đùng rồi mà gan của anh không to hơn gan một con mèo là mấy.”
Trên thực tế trong ngăn tủ là một bức tượng bằng gỗ. Nó cao bằng nửa người thật, thảo nào trong bóng tối tôi nhìn nhầm thành người, hết cả hồn. Tôi cũng chả hơi đâu đi để ý sự cười nhạo cùa người khác vì rõ ràng nó vừa giương giương nhìn tôi, có lẽ nào mắt tôi hoa? Tôi đi xem kỹ lịa thì bức tượng hiện ra là bộ mặt của một ông già da mặt xù xì, sắc mặt bình thường đặc biệt là đôi mắt mông lung chứa đựng nhiều uẩn khúc. Khương Phương rất hào hùng nhắc bức tượng lên vần vò, món đồ chơi này thật độc đáo, mà cậu chơi vậy cũng thật liều lĩnh. Nếu bức tượng đó mà rơi xuống thì thật sự là có thể làm cho cái chân của Vương Thổ sưng vù. Lẽ nào cậu ấy không sợ chăng? Trong tiếng cười nói của mọi người, tôi thấy mình hơi xấu hổ. Tôi cũng định thanh mình gì đó nhưng thật ra cũng chẳng biết nên nói thế nào.
Vương Khuê đắc chí chòng ghẹo tôi.
“Cứng lưỡi rồi phải không? Cậu chỉ có thể giữ bình tĩnh không bị hết hồn hết vía nếu có chuyện gì xảy ra với trò chơi mà thôi cậu bé ạ.”
Khương Phương thích thú.
“Tôi! Bạn còn nhớ hồi năm thứ nhất chúng ta đã chạy vào rừng lợn lòi giả quỷ dọa bọn con gái thế nào đấy chứ. Tôi nào dám.”
Vương Nhuệ cắt ngang những lời lẽ xỏ xiên.
“Thôi được rồi, được rồi. Câu chuyện kỳ tích của cậu chúng tôi đã nghe cả hơn hai trăm lần rồi. Tôi đang nghĩ thật ra khúc gỗ này cũng rất đặc sắc đấy chứ. Tôi sẽ để nó trong phòng mình.”
Khương Phượng cười ẩn ý.
“Thế nào? Định biến thành tượng thần đấy hả? Biết đâu đấy lại là thần tài”. Nói xong anh ta lấy cái tượng gỗ đưa cho Vương Nhuệ. Anh ta đỡ lấy mà không hề nghĩ đó là cố ý. Khương Phượng cười lớn, dúi bức tượng vào lòng Vương Nhuệ.
“Mang đi mà thắp hương!”
Sau một hồi òm tỏi, cả đám giải tán. Tôi ở trên ban công một lúc, nghĩ lại ánh mắt của pho tượng lúc trước. Một cảm giác ngẫu nhiên thấy mình không hề hoang tưởng. Tại sao lại bỏ người gỗ nhốt lại, khóa lại. Tôi càng nghĩ càng thấy chủ nhà này địch thị là một người kì dị. Định thần rồi, tôi xem xét lại cái tủ sách. Nhìn vào thật không như những gì tôi nghĩ. Cái gái sách này có rất nhiều hốc vách ngăn nhỏ. Nếu như không mở nốt cánh cửa còn lại thì cũng chẳng chứa được nhiều đồ. Tôi thấy một chiếc bể cá khá to bên trong. Biết là mình lại lãng phí thời gian và sức lực vào việc vô bổ. Nhưng tôi lại nghĩ hay cứ nhét cái bể cá này vào dưới gương vậy. Đi khỏi ban công tôi gặp Khương Phượng kéo theo Vương Nhuệ.
“Cái gương to thế này mà để trên ban công thì thật là lãng phí.
Khương Phượng gật gù.
“Thế thì kê vào phòng khách ban ngày chúng ta có thể cùng ngắm vuốt.”
“Nhưng mà cũng đừng để ở đối diện cửa phòng tôi đấy nhé!”
Vương Nhuệ.
“Gương cũng là bùa đấy. Có thể ngăn mọi cái không sạch sẽ, chặn cả âm khí không cho vào phòng của chúng ta đấy”.
“Thượng đế sẽ phù hộ cho cậu, hà hà…”
Khương Phượng quay đầu không thèm để ý.
“Kê đối diện với phòng tôi là được chứ gì! Cuộc đời tôi đáng tiếc nhất là chưa được gặp ma quỷ lần nào. Nếu ma quỷ xuất hiện trước mặt tôi dù chỉ một lần thôi thì cũng coi như không còn gì để tiếc”.
Trừ tà? Trong tôi chột dạ ngoái đầu nhìn cái tủ sách, bắt đầu thấy luồng khí lạnh lan tỏa tôi vội vàng rời khỏi ban công, chỉ còn nghe sau lưng tiếng hai người xì xào việc đặt để chiếc gương.
Năm người chúng tôi bấy giờ cũng lập ra một phòng tranh hoạt họa. Cả nhóm đều học chuyện ngành mỹ thuật rất thích vẽ, đặc biệt là vẽ tranh hoạt hình. Mà chúng tôi cũng chẳng ai chịu yên phận cam chịu cuộc sống. Bắt đầu khởi nghiệp hứa hẹn một việc đại cát đại lợi. chúng tôi đều tự thưởng cho mình làm ông bà chủ. Những ngày đầu chúng tôi rất khí thế vào hẳn gần trung tâm thành phố thuê một căn phòng hai tầng chuẩn bị một cơ ngơi bề thế.
Qua vài tháng chúng tôi cũng phát hiện ra tài chính kinh tế lâm vào tình trạng o ép, khách hàng thưa thớt, tiền thu về càng ngày càng ít. Không đủ khả năng duy trì cái văn phòng to đẹp ấy nữa. Lực bất tòng tâm nên đành chuyển văn phòng đến chỗ mới.
Tuy là một nơi xa một chút nhưng phòng làm việc có thể kiêm luôn vai trò của một ngôi nhà nhỏ. Căn phòng mới thuê năm trong khu tập thể số nhà 402 còn tạm được. Chủ nhà là một người khá hoàn cảnh. Đang lo lắng khoản tiền đóng học cao đẳng cho cậu con trai thì bố ông ta qua đời. Ngôi nhà do đó mà cũng thừa ra. Tôi và Trần Hồ Huy đến xem xét tình hình thì thấy ông chủ nhà này cũng không biết gì về ngôi nhà cho lắm. Vì có nhiều vấn để đều không trả lời chúng tôi được. Thế nên không tránh khỏi sự nghi ngờ của Trần Hồ Huy. Anh ta thì thầm.
“Ông ta phải chăng là một kẻ lừa đảo?”
Ông chủ nhà thoáng qua hành động đoán được sự nghi ngờ của chúng tôi nên có đôi chút ngượng ngập giải thích. Bố ông là người tính lập dị, không chỉ hàng xóm mà đến cả cháu gái của mình cũng không muốn tiếp xúc. Cũng chỉ vì tôn trọng ý nguyện của bố nên ông đã đồng ý để bố được ở một mình. Ra là vậy, hai chúng tôi cũng phần nào bớt lo lắng. Xem qua căn phòng thì mọi điều kiện tạm ổn. Giá thuê nhà cũng hợp lý, chỉ có điều căn phòng quá bẩn thỉu, lông chim, thùng sọt, các góc cây điêu khắc chạm trổ, đá sỏi… Ông lão này thu gom được đồ đạc với khối lượng và chủng loại cũng muôn màu muôn vẻ. Chủ nhà trấn tĩnh chúng tôi, “cứ yên tâm đi chỉ cần một loáng là tất cả sẽ được dọn dẹp sạch bóng”. Chúng tôi quyết định thuê căn nhà đó. Trong vài ngày sau, xe của công ty vận chuyển đến dọn hết đồ của chúng tôi về nhà mới. Những ngày đầu đã quá nhiều chuyện xảy đến với chúng tôi, không chỉ là việc của cái tủ sách mà con việc nữa cũng làm chúng tôi không vui.
Khi Khương Phượng đang hướng dẫn nhân viên công ty dọn nhà, có một người khoảng ba mươi tuổi dáng vẻ hơi gầy gò chủ động bước tới hỏi thăm.
“Xin chào! Cháu mới dọn đến?”
Khương Phượng “Vâng ạ! Chú cũng ở tòa nhà này ạ?”
Người đàn ông gày nói “Tôi ở tòa bện cạnh, phòng 301! Thế còn các cháu?”
Khương Phượng “402”.
Vừa nói dứt lời Khương Phượng thấy sắc mặt của người đàn ông biến sắc, có vẻ rất ngạc nhiên, sững người một lúc rồi hỏi.
“Là căn phòng của ông già kì dị vừa chết?”
Khương Phượng “Vâng, trước đúng là có một ông lão ở đây”.
Người đàn ông lấy lại sắc thái bình thường, một lúc lâu sau than thở một câu “Các cháu ở đó cẩn thận đề phòng bất trắc”. Buông thõng câu nói dở dang, người đàn ông bước đi. Tối đến, việc dõn nhà làm chúng tôi mệt nên gọi mấy suất cơm hộp, rồi cùng ngồi xúm xít bên bàn ăn. Quay ra cười nhoẻn với tôi một cái Khương Phượng kể cho mọi người nghe về người đàn ông gày gò sáng nay. Vương Nhuệ có đôi chút căng thẳng “Biết đâu đấy, căn phòng này có gì đó bất ổn thật? Vừa có người chết, nên tiền thuê nhà mới rẻ.”
Khương Phượng khua khua tay “Không có đâu, sức mấy mà đi tin những lời nói ấy? Chuyện huyễn hoặc!”
Hoắc Hà tiếp lời “Mà biết đâu chính người đàn ông đó có vấn đề bĩa ra ma quỷ để dọa hàng xóm?”
Tôi ngồi im thin thít ngẫm về cái giá sách, cái giá sách. Cái gương to trên ban công giờ đã kê trong phòng khách, khúc tượng gỗ được Vương Nhuệ lau sạch sẽ đặt trong phòng anh ta. Giữa lời bàn tán của mọi người tôi vẫn chưa hiểu lý do khi thấy cái giá sách sống lưng tôi lại lạnh toát. Cả đêm hôm ấy tôi không ngủ nổi, thời tiết thật nóng, bên ngoài cửa sổ mèo đêm đi hoang gọi bạn. Trăn trở mãi rồi cũng thiếp đi, ba phòng ngủ một phòng khách thênh thang mà nằm cả tiếng rồi tôi vẫn thấy không khí bí bách. Không còn biết trời đất là gì nữa thì tôi bỗng bừng tỉnh. Muốn ngồi dậy vươn tay vươn chân một lúc nhưng cảm giác toàn thân như bị cuốn chặt. Chân tay động đậy chạm ngay vào cái gì đó cứng nhắc. Tôi gang81het61 sức đẩy cái vật lạ đó đi mà không tài nào đẩy nổi, lấy lại bình tĩnh, thử làm lại nhưng vẫn vô ích: tôi bị nhốt trong một cái thùng gỗ. Nhưng thực sự thì là cái gì? Thùng gỗ hay quan tài, cùng lúc đó sực lên cái mùi thối rữa. Chính là cái mùi mà sáng nay tôi vừa ngửi thấy. Cái giá sách, tôi đang bị nhốt trong giá sách. Toàn thân tôi nổi da gà, dựng tóc gáy, tim đập thình thịch, tất cả hình ảnh đáng sợ bao trùm lên suy nghĩ hoảng loạn của tôi.
Tôi bị nhốt trong tủ sách! Chính cái tủ sách đấy!
Tôi gồng hết sức mình, muốn thoát ra khỏi nơi đây. Nhưng trong cái tư thế chật chội này tôi thật là lực bất tòng tâm. Sự hoang mang hơi thở gấp gáp vang đi vọng lại trong cái tủ sách chết tiệt này! Cứu tôi! Cứu tôi với!
Tôi gào thét mà không thấy cổ họng mình phat1 ra bất cứ thứ âm thanh nào. Xung quanh vẫn chỉ là một màn đêm đen kịt. Ngoài cảm giác chật chội và thứ mùi hôi thối này ra tôi không còn một cảm nhận gì nữa. Trong cơn hoảng loạn tôi mới thấm cảm giác yếu mềm khi xưa. Một cận bé tám tuổi vùng vẫy trong nước mà không có cách nào tìm lại được thăng bằng. Trong mênh mang biển nước làm tôi thấm thía được thế nào là tuyệt vọng.
Cuối cùng cũng tỉnh thật, lần này là tỉnh lại thật. Tôi chưa bao giờ thấy biết ơn vì đã tỉnh lại như lần này. Gượng dậy bật đèn, tôi không kìm nổi mình thở phào nhẹ nhõm, cũng không dám ngủ tiếp nữa. Nhìn lên đồng hồ, mới ba giờ sáng, vậy mà tôi tưởng như mình đã bị nhốt trong cái giá sách đó cả mấy ngày mấy đêm rồi. Trông bộ dạng của tôi chẳng khác gì vừa được vớt từ dưới nước lên. Toàn thân ướt đẫm mồ hôi, vớ được cái khăn lau qua cái mặt mà tim vẫn thình thịch sợ hãi. Mở cửa ra tôi định đi tắm một cái thì nghe trên ban côn có tiếng sột soạt, ngay lập tức tôi nghĩ đến cái giá sách ma quái kia. Tôi chạy cuống cuồng về phòng, tắm cũng chẳng dám đi nữa. Cứ như vậy mà qua một đêm.
Cuối cùng trời cũng sáng, tôi yên tâm hơn một chút mà ngủ. Sau một đêm mệt nhọc đặt người xuống, tôi như một hòn đá. Không còn biết đến cả tiếng Khương Phượng gõ cửa nữa.
Khương Phượng ngủ dậy, đã mười giờ rồi mà rõ ràng tối qua cậu ấy đã đặt đồng hồ. Đặt buổi sáng chín giờ, cái đồng hồ cổ lỗ ngày nào cũng phải lên dây cót mới kêu. Nhưng âm thanh của nó thì to vô cùng. Mấy người cùng phòng đã mấy lần gạ gẫm đổi chác với cậu ấy đều bị cậu chàng từ chối.
“Đây là món đồ kỉ niệm từ ngày bố mẹ tôi yêu nhau nó rất ý nghĩa với tôi.” Khương Phượng nói thêm.
“Đồng hồ báo thức mà không kêu thì đánh thức mọi người sao nổi?”
Sáng ngày hôm đó đồng hồ không hề kêu để đánh thức Khương Phượng làm cậu ấy không khỏi cáu bẳn. Lẽ nào đã đến lúc nó dở chứng.
“Mày chỉ thỏ đến đây thôi sao?”
Tính cầm cái đồng hồ đi sửa thì mới thấy là nó đã biến mất. Nó không còn ở dưới gối nữa rồi. Cái này thì lạ này: Khương Phượng nhớ rõ ràng là tự tay mình để đồng hồ dưới gối tối qua, trong lúc mê man cữa quậy đầu anh vẫn chạm vào nó cơ mà. Sao giờ này lại không thấy nữa? Tìm kỹ rồi vẫn không thấy đâu, bò cả xuống xem dưới gầm giường cũng không có. Anh ta tìm đến Trần Hồ Huy cùng phòng hỏi han. Thì câu trả lời là không biết. Hỏi đến cả hai người cùng phòng bên cũng chẳng có ai biết gì cả. Lúc này Vương Nhuệ cũng hậm hực nói rằng mình bị mất đôi tất. Cậu thề rằng vừa lấy đôi tất sạch ra vắt lên thành ghế bên cạnh giường, giờ thì không thấy.
Chỉ một đêm đầu đến nhà mới mà đã mất hai món đồ, thật là lảm người ta tức quá đi. Mọi người cùng bới tung mọi ngóc ngách nhưng chẳng thấy tăm tích gì. Khương Phượng để ý đến cánh cửa phòng tôi vẫn khóa im lìm.
Vương Nhuệ nói “Có lẽ nào hôm qua chúng ta cười nhạo anh ta nên anh ta trút giận trả thù chúng ta chăng?”
Trần Hồ Huy lắc đầu, nói rằng tôi cũng không đến nỗi nhỏ mọn vậy, hơn nữa nếu đã vậy thì giáu cái gì chứ giấu đôi tất thì chẵng bõ.
Nếu là tôi “Chí ít thì cũng phải cái điện thoại.”
Mọi người đều thấy câu nói này không vô lý. Khương Phượng không cam tâm vẫn muốn tim tôi hỏi lại cho ra ngô ra khoai. Nhưng gõ cửa thế nào cũng không thấy trong phòng có động tĩnh gì cả, chỉ vọng ra tiếng ngày ngủ nên anh ta đành bỏ đi.
Khương Phượng bất lực than vãn “Anh ta ngủ thật như một con lợn!”
Tôi ngủ một mạch đến chiều. Các đồng sự ai vào chỗ người đấy bật máy lên làm việc hết rồi. Gần đây chúng tôi có vài vụ làm ăn nhỏ, làm một bộ thiết kế về chuyện tranh anh hùng. Nhà sách yêu cầu là phải theo phong cách Nhật, việc cũng chẳng gấp nếu không bị mất mấy ngày dọn nhà. Vì thế chúng tôi phải gấp rút hoàn thành kế hoạch. Giờ mới dậy tôi không tránh khỏi ngượng ngập vì lười biếng. Ăn qua loa ít bánh mì và sữa, chào hỏi các đồng nghiệp, Khương Phượng dợi người đến là hỏi ngay việc mất món đồ, nhưng tiếc là hỏi gì tôi cũng không biết.
Khương Phượng chửi thề “Cái quỷ quái gì đang diễn ra?” rồi không nói gì thêm nữa.
Đồng hồ và tất cũng chẳng đáng giá gì mất rồi thì thôi. Nhà có ma! Trong lòng tôi vẫn thấy rờn rợn nghĩ đến chuyện đêm qua và âm thanh từ ban công vọng lại. Lẽ nào vẫn liên quan đến giá sách. Tôi định nói với Khương Phượng nhưng lại ngại bị anh ta chế giễu, chẳng nói ra nữa, giữ trong lòng vậy. Khương Phượng mua một cái đồng hồ mới, Vương Nhuệ đổi đôi tất khác, mọi chuyện như chưa hề diễn ra. Hoắc Hà gợi ý, biết đâu ngày mai đồng hồ lại kêu lên ở đâu đó.
Khương Phượng chẳng lấy gì làm vui vẻ, nói “Mỗi lần lên dây cót chỉ dùng được một lần.”
Tôi cũng không còn mơ thấy ác mộng nữa. Mỗi ngày chỉ biết trấn an mình. Xem có ai bị mất đồ thêm nữa không, nhưng ba ngày liên tiếp không có chuyện gì xảy ra cả, xem ra cái đêm hôm mất đồ chỉ là một sự tình cờ, mà cũng có lẽ tại hai người họ nhớ nhầm, lẫn lộn lung tung. Tôi do đó cũng an tâm hơn. Công việc cũng thuận lợi đi đến thành công. Đối tác rất vui vẻ và hẹn sau nữa tháng sẽ thanh quyết toán hết, mọi việc diễn ra thật tốt đẹp. Thế mà qua được vài hôm lại bị mất đồ, lần này là chai nước hoa của Trần Hồ Huy. Hoắc Hà mới làm quen được với một cô gái trên mạng hôm nay là buổi đầu tiên hẹn hò nhưng anh ta có một nhược điểm là cơ thể nặng mùi. Sợ khiến cô bé ấn tượng không tốt.
Trần Hồ Huy “Tôi có một lọ nước hoa vẫn chưa dùng”
Lấy đưa Hoắc Hà dùng mà đi cưa cẩm. Nhưng đến lúc tìm thì không thấy. Trần Hồ Huy sững sờ.
“Rõ ràng tôi để trong ngăn kéo, hôm dọn nhà vẫn thấy ở đây, giờ biến đâu mất rồi”. Hoắc Hà cũng tìm giúp mà không thấy nên đành đi không vậy. Tối Hoắc Hà nhăn mặt trở về: buổi gặp mặt có vẻ không như mong đợi. Đám chúng tôi không nhịn nổi lại bàn tán về món đồ mất tích.
Khương Phượng giáo đao “Mấy hôm trước chúng ta không biết mất đồ mà rất có thể là do mất những thứ không hay sử dụng nên mọi người không ai để ý, bây giờ mọi người cùng xem xét kĩ lại.”
Lục lọi đồ đạc mới phát hiện còn mất thêm vài món đồ nữa, Khương Phượng bị mất cái đĩa CD mà cậu thích nhất. Hoắc Hà mất cái bưu thiếp quan trọng. Vương Nhuệ cũng thấy thiếu thiếu món đồ gì đó.
Họ hỏi đến tôi “Tôi, tôi bị mất một bên hoa tai!”
Tất cả chúng tôi họp lại đều cảm thấy ở đây rất kỳ lạ, đến giờ phút này vẫn chưa thấy mất tiền, cũng không mất đồ gì giá trị. Nhưng tức một nỗi đó đều là những món đồ đã và đang dùng đến. Chúng tôi ai cũng bị mất thứ gì đó. Đấy là cả sự vô lý. Những lúc bình thường sơ hở phòng không có ai đã đành nhưng đợt này vì vẻ Soho cả bọn ở nhà cả ngày có ai đó dám lấy đồ đi ngay trước mũi chúng tôi.
Hoắc Hà nói “Hay gặp phải ai đó tâm lý biến thái cố tình dựng chuyện?”
Hà vốn dĩ thích đọc chuyện trinh thám nên có việc gì xảy ra là nghĩ ngay đến điều không bình thường.
Vương Nhuệ cũng “Có thể là con vật gì đó thích tha những món đồ nhỏ đi giấu đâu đó, ví dụ chim, khỉ hay đại loại như thế”.
“Có thể lắm chứ, có người trong lòng biến thái nuôi một con chim, hay khỉ chuyên đi ăn cắp vặt của chúng ta.”
Khương Phượng giọng pha chút tức giận.
“Con chim hay con khỉ đó nó còn có thể tàng hình, có thể vào nhà qua khe cửa bảo vệ, hay có thể mở cánh cửa vào nhà mà không bị chúng ta phát hiện”. Nói đến đây, chúng tôi càng thấy ông chủ căn nhà này rõ ràng là người không bình thường. Lắp cái cửa bảo vệ gì mà thô kệch, kỳ cục, xấu xí, lưới bảo vệ nhỏ tí, kín mít mà có tận ba cái khóa!
Khương Phượng hỏi tôi “Vương Thổ, cậu có ý kiến gì không?”
Tôi nghe ngóng một lúc lúng túng trả lời “Tôi cũng chẳng biết nữa, cũng chẳng biết sao lại mất đồ nữa.”
Khương Phượng không tò mò nhìn tôi “Cậu có sao không? Sắc mặt có vẻ không khỏe?”
“Tôi… tôi hơi đau dạ dày, tôi về nằm nghỉ một lúc”, nói xong tôi đứng dậy về phòng. “Có cần uống thuốc không?” nghe Trần Hồ Huy gọi với theo.
Nhưng tôi chẳng nghe rõ anh ta nói gì cả, cứ thế đóng cửa lại. Vì sao có mỗi tôi là không mất đồ? Tôi nằm vật trên giường mà toàn thân thấy toát mồ hôi hột. Những việc này có liên quan đến tôi chăng? Tôi có một linh cảm có cái gì đó đang làm hỗn loạn suy nghĩ của mình như có ghềnh đá ngăn dòng chảy của nước, ngăn dòng suy nghĩ của tôi, làm tinh thần tôi không yên. Nhưng tôi cũng không sao làm tan biến nỗi ám ảnh đó được, cái cảm giác miên man này thật sự là đau khổ. Mà tôi đang sợ hãi cái gì? Trước lúc ngủ tôi mới nghĩ ra điều gì đã bám đuổi làm tôi bất an trong suốt thời gian qua. Giá sách! Có liên quan đến cái giá sách.
Hai ngày sau đó, đồ đạc của năm người họ vẫn cứ lần lượt mất tích. Mà tôi thì vẫn cứ không mất gì. Tôi cũng đã mấy lần muốn mở cái ngăn tủ của giá sách ra kiểm tra, không hiểu vì sao nhưng đúng là tôi không có cái gan đó. Nhưng cái giá sách đó cuối cùng cũng bị mở ra. Ngày hôm đó, điện thoại di động của Hoắc Hà bị mất. Chiếc Nokia 3230 vừa mới mua được hai tháng, nếu mà mất thì thật là làm người ta quá xót xa. Hoắc Hà liên tiếp bấm gọi vào số điện thoại của anh ta: không tắt máy. Cả đám bọn tôi tìm loạn cả phòng, căng hết cả tai lên nghe ngóng. Vương Nhuệ nghe thấy nhạc chuông “Trư Bát Giới cõng vợ” từ trên ban công vọng xuống. Cả nhóm chạy lên ban công nghe cho rõ ràng. Âm thanh đó đúng là từ cái giá sách vọng ra. Hoắc Hà dập máy phi lên ban công, vẻ phẫn nộ đạp mạnh vào cửa tủ. Nào có nghĩ rằng cái tủ cũ mèm này lại chắc chắn đến vậy, nó không có hề hấn vết tích gì. Thế mà suýt chút nữa đã làm cho chân của Hoắc Hà gãy rồi. Trần Hồ Huy lên cậy cánh cửa ra, chiếc điện thoại vẫn sáng nhấp nháy báo có cuộc gọi nhỡ. Dưới chiếc điện thoại nào là đồng hồ, tất, nước hoa và tất cả. Đầy đủ những thứ mà mọi người mất trong suốt thời gian vừa qua. Đúng là cái giá sách quỷ quái!
Tôi như quay cuồng giơ tay bám vội vào tường. Đồ đạc đã tìm lại, mọi người từ đó cũng vui lên nhiều. Cũng chẳng ai để ý đến tôi không hề vào tủ lấy đồ bị mất. Tôi nhẹ cả người. Vấn đề tiếp theo là nghiên cứu làm sao mà đồ đạc của chúng tôi chui vào trong cái tủ đó được. Lần này thì chính Khương Phượng lại phủ nhận ý kiến lần trước của mình.
“Cũng thật lạ lùng, lẽ nào có con vật gì đó thích lấy những món đồ vặt vãnh này đem đi giấu?”
Vương Nhuệ “Có lẽ nào là chuột? Có lẽ trước đây ông già chủ nhà thích huấn luyện chuột tha đồ?”
Trần Hồ Huy “Nhưng mà đồ đạc cũng để cả trong ngăn kéo nữa cơ mà, chuột thì làm sao mà tha ra được?” Tranh luận cả ngày mà chưa tìm ra cách giải thích nào hợp lý cả.
Hoắc Hà đột nhiên vỗ vào đầu một cái “Tôi nhớ ra một câu chuyện nhưng không dám chắc là có liên quan đến chuyện của chúng ta.” Hoắc Hà bắt đầu kể về hai nhà thám hiểm Nam Cực bị bão tuyết bao vây trong căn nhà tránh bão, mỗi ngày phải thay phiên nhau đứng bên ngoài phát tín hiệu cấp cứu. Nhưng tuyết to gió lớn, nên cũng chẳng có ai đến cứu họ cả. Mà người phụ trách phát tín hiệu cầu cứu lại bị sốt, càng ngày càng suy nhược. Buổi sáng ngày hôm đó, một trong những nhà thám hiểm tỉnh dậy phát hiện ra người bạn đồng hành của mình đã qua đời. Anh ta chỉ còn biết chôn bạn mình dưới tuyết. Rạng sáng ngày hôm sau, nhà thám hiểm mở mắt thấy bạn mình ngồi trên ghế, trong tư thế phát điện báo cứu viện. Nhà thám hiểm rất kinh ngạc. Nhưng vui mừng vì bạn mình vẫn chưa chết. Thế nhưng khi lại gần mới thấy đó chỉ là cái xác lạnh toát. Nhà thám hiểm thấy kinh hoàng nhưng không hiểu vì sao anh ta lại mang cái xác đi chôn. Đến ngày thứ ba, cái xác đó lại hiện ra vẫn với dáng vẻ cũ. Những ngày sau ngày nào cũng vậy, mỗi khi thức dậy nhà thám hiểm đều thấy xác của bạn mình từ dưới tuyết lạnh hiện về, ngồi trên ghế. Cũng không lâu sau nhà thám hiểm đó như phát điên đã dùng súng tự bắn vào đầu mình. Vương Nhuệ nghe xong câu chuyện còn nhếch mép cười.
Khương Phượng thấy thế làm tò mò gặng hỏi. “Sao lại vậy, sao cái xác co1the63 tự chui ra khỏi quan tài?”
Hoắc Hà im thin thít nửa ngày rồi mới nói “Nói cho mà nghe, đó là do chính nhà thám hiểm đó bị mộng du. Ban ngày thì chôn cái xác đó nhưng đêm đến bắt đầu mộng du, ra đào cái xác đó lên. Đặt ngồi vào ghế. Do chính anh ta dọa tâm thần anh ta đó chứ.”
Khương Phượng há hốc “Ồ, cậu định nói trong số chúng ta có người bị bị mộng du, đem đồ giấu trong tủ?”
Hoắc Hà lắc đầu “Do chỉ là một cách nghĩ mà thôi, chẳng ai có thể đảm bảo. Nhưng chúng ta bây giờ đã biết đạo tặc là cái giá sách này thì từ sau cứ đến thẳng đây mà lấy đồ là được rồi.”
Trần Hồ Huy nói “Cũng không thể như thế mãi được. Tôi nghĩ căn nhà này thực sự có điều bí ẩn, chúng ta phải báo án?” Mọi người nghe thấy bào công an đều ngạc nhiên.
Khương Phượng liếc anh ta một cái “Báo án gì? Có việc cỏn con thế cũng báo án? Thế cậu nghĩ cảnh sát nhàn nhã không có việc gì làm mà đi phá những vụ án như thế này à? Đợi một thời gian nữa, chúng ta thu thập thêm thông tin xem sao”. Về phòng mình, tôi lại mốt hồn mất vía đứng sững sờ nửa ngày mà chẳng biết nên làm gì. Mộng du? Hay tôi chính là kẻ bị mộng du đấy? Tối hôm đó, tôi lại mơ thấy chuyện về cái giá sách nó như mọc thêm bốn cái chân đi đi lại lại trên ban công, rồi vào phòng của mọi người rất tự nhiên lục lọi đồ đạc.
Vài ngày trôi qua. Mọi người dần cũng quen với cuộc sống mất đồ hàng ngày. Vì chỉ cần mở cửa tủ ra là thấy. Hoắc Hà đưa ra ý kiến đem bán hay chôn cái giá sách đó đi cho rồi.
Khương Phượng phản đối “Thế nếu chúng ta lại mất đồ thì đi đâu tìm? Kẻ lấy đồ quen giấu đồ trong giá sách rồi vậy thì chúng ta cứ theo thế đi.”
Mà nhất là khi mà năm người chúng tôi bây giờ có thói quen mới. Thói quen hàng ngày đoán xem món đồ gì đang giấu trong đó. Cũng có lúc trong tủ xuất hiện cả những món đồ rất lâu không được nhìn thấy, không được dùng đến. Do đó cũng có nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Khương Phượng đã từng tìm thấy cái ví cũ từ thời là sinh viên. Cô người yêu đầu tiên đã tặng anh món đồ kỉ niệm. Sau khi hai người đã chia tay. Khương Phượng đã đem đốt hết những đồ mà người yêu tặng, chỉ còn có chiếc ví là anh luyến tiếc giữ lại. Hồi ức về một thời trai trẻ đã qua như sống lại. Anh ta có vẻ buồn buồn, buổi tối kéo tất cả chúng tôi đi nhậu. Đến đây cái tủ có vẻ không còn là nỗi phiền muộn của chúng tôi nữa. Mà nó như một thứ gia vị của cuộc sống. Vương Nhuệ đùa vui, nhưng mà cái giá sách này vẫn chưa thần thông quảng đại đến độ nếu biết mọi người tìm kiếm cái gì thì đem thứ đó giấu vào bụng thì tiện hơn bao nhiêu. Nhưng nó có một điểm không tốt đó là cái mùi thum thủm, cái mùi mà như thể bị chôn vùi vài chục năm dưới đất, cũng đã dùng đủ mọi cách khử mùi mà không tài nào hết nổi. Cũng chỉ có tôi không thích cái giá sách đó, nhưng không phải vì từ trước đến giờ tôi không bị mất đồ. Mà vì tôi không sao quên được đôi mắt của bức tượng gỗ ấy. Tuy rằng trong thâm tâm đã hơn một nghìn lần, hơn một vạn lần tôi an ủi mình.
“Chỉ là hoang tưởng, hoang tưởng, sự thật là đôi mắt đằng đằng sát khi cũng chỉ là tưởng tượng.”
Thật ra điều mà làm tôi không yên còn có cả cơn ác mộng hàng đêm. Trông đêm tối, trong không gian chật hẹp, cảm giác của một con người co quắp là gì? Như là ở trong quan tài, mà cũng phải để người ta được duỗi thẳng tay chân chứ? Từ trước đến giờ tôi không hề nghĩ mình bị hội chứng khủng hoảng kinh dị. Nhưng kể từ cái đêm ác mộng và sau đó có mê lại vài lần như thế nữa tôi bắt đầu nghĩ mình đã mắc phải bệnh khủng hoảng tinh thần. Trong mơ lúc thì tôi bị nhốt trong thùng sắt, lúc thì bị ấn trong mấy giặt, lúc còn bị nhét trong tủ lạnh. Toàn là những nơi mà nhét con người vào thì quả là hãi hùng. Có lần tôi còn phát hiện ra mình bị nhốt trong máy tính, trước màn hành máy tính có một người lạ. Người lạ đó đang làm gì với cái bàn phím và mấy cái giắc cấm mà không hề để ý đến dấu vết và tín hiệu của tôi. Ấy nhưng tôi không hề mơ thấy cái giá sách nữa. Tôi cũng chẳng lấy thế mà an tâm mà vẫn lo lắng rằng có ngày cái giá sách sẽ lại xuất hiện há hốc nuốt chửng tôi vào trong. Trước lúc ngủ tôi đã buộc một bên cánh tay mình vào cạnh giường. Tự kiểm tra xem có phải mình đang mê.
Sáng dậy dây vẫn còn nhưng tôi vẫn không yên tâm, sợ rằng tự mình đã tháo dây ra, sau khi mê man lại dậy buộc lại. Cũng tựa như câu chuyện của Hoắc Hà đấy thôi. Tôi trốn đi bệnh viện kiểm tra xem thật sự mình có bị bệnh tật gì không? Kết quả kiểm tra là tôi hoàn toàn bình thường. Đã thế thì tôi cũng mặc. Muốn ra sao thì ra.
Ở đây được hai tháng, chúng tôi thu về một khoảng lợi nhuận ai nấy đều rất vui nên đã quyết định đi chơi đâu đó hai ngày để thay đổi không khí. Lên mạng tìm ra một nơi phong cảnh đẹp mà cũng không xa thành phố lắm. Ở đó hít thở không khí trong lành và thư giãn tinh thần rất hợp.
Ở hai ngày trong nhà gỗ giữa rừng, chúng tôi phóng tầm mắt ngắm hoa lá vô tận, non xanh nước biếc. Sắp phải về thì chúng tôi nghe được tin sạt núi nên bị tắc đường. Tạm thời đường chưa thông. Năm người chúng tôi không ngần ngại: đã vậy thì chơi thêm vài ngày!
Khương Phượng vỗ tay xuống bàn “Hôm nay nướng thịt dê ngủ ngoài rừng!”
Nửa đêm, chúng tôi ngồi bên đống lửa nướng thịt dê. Vì không có kinh nghiệm nên thịt chúng tôi nướng không bị cháy thì sống. May mà có đống lửa không thì chơi mất vui, vả lại ăn uống giờ này cũng không còn quan trọng nữa rồi. Hoắc Hà mang theo cây đàn ghita. Tiếng đàn hòa với chất giọng eo éo của năm đứa chúng tôi chẳng khác bầy chom cho lắm. Ăn chơi mệt rồi, gào thét mệt rồi, uống cạn hết sạch bia rồi mỗi người chui vào một cái túi ngủ trông giống hệt như cái bánh chưng. Tôi uống hơi nhiều bia, thấy nặng nặng đầu mà người thì bay bay, nhắm mắt cái là ngủ. Một lúc sau tôi lại ngửi thấy cái mùi hôi thối ấy. Tôi lại bọ nhốt trong giá sách? Ngay lập tức tôi choàng tỉnh, thử cử động tay chân. Đúng thật, tôi đúng lại bị nhốt trong giá sách thật. Mà lạ thật đến bây giờ vẫn còn cái mùi thối rữa. Tôi để ý thấy như có cái gì đó mềm mềm, nhơn nhớt, lông lá ngay bên cạnh eo của tôi. Đây là cái gì?
Lần này thì tôi không còn như lần trước hết hồn hết vía nữa, vì tôi cũng biết đây chỉ là mê mà thôi. Sợ hãi thì ít mà không biết làm cách nào thoát ra khỏi đống hôi thối này thì nhiều. Đột nhiên, tiếng chuông cữa kêu, có một súc mạnh dùng sức lực kéo cánh cửa ra. Ai?
Rất nhanh cánh cửa được mở ra, ánh trăng theo đó vào phòng. Dưới ánh sáng trăng tôi kinh hoàng nhìn vào đôi mắt đầy sát khí. Ánh mắt này quen quen, có vẻ như đã bắt gặp ở đâu đó.
Chính là bức tượng gỗ. Bức tượng gỗ thô kệch nhìn chằm chằm vào tôi từ ngoài cửa. Cái nhìn ác ý và lạnh đạm. Đôi mắt trắng dã nhưng phảng phất một cái nhìn chờ đợi. Tôi như muốn kêu gào nhưng không sao thét ra nổi một âm thanh gì cả. Cũng như muốn chuyển mình càng không động đậy nổi dù chỉ là một sợi lông. Bức tượng gỗ ấy nhìn tôi như thể một con mèo nhìn một con chuột chảy nước miếng. Nhà ngươi muốn gì? Tôi như thấy tim gan mình muốn nổ tung ra. Hửng sáng tượng gỗ cũng biến mất, mùi hôi thối theo đó cũng biến mất. Chỉ còn ánh trăng trong nước lênh láng khắp nơi.
Tôi đã tỉnh dậy rồi sao? Vậy sao chân tay chưa động đậy được.
Lúc nảy tôi mới chợt nhớ mình đang nằm trong túi ngủ, không tự nhịn được cười chế giễu chính mình. Toàn thân vã mồ hôi làm ướt cái tùi, không ngủ được nữa rồi, tôi uể oải đứng dậy đi ra chỗ đống lửa trại tối quá, thổi thổi nhóm nhóm cũng bùng lên được ngọn lửa lom đom. Tôi nằm bên cạnh đống lửa hong cho khô mồ hôi. Trời sáng, đường thông. Chúng tôi quay lại đúng hành trình. Suốt dọc đường bốn người bọn họ không ngớt cười nói vùi đùa. Chỉ có tôi là im lặng tựa vào ghế và đầu thì gật gù như gà mổ thóc để biểu thị tán đồng câu chuyện. Về đến nhà vào khoảng 3 giờ chiều. Mới đến cầu thang đã thấy khắp nơi dán tờ rơi tìm chó lạc. Thì ra chú chó nuôi hơn bốn năm của nhà hàng xóm bị mất tích. Nhìn thời gian mất tích thì đúng vào đêm chúng tôi đi picnic. Chu1 chó này rất ngoan, rất bện chủ, trở thành thành viên không thể thiếu trong gia đình. Tự nhiên biến mất làm gia chủ cũng phần nào cuống quýt. Tờ rơi tìm chó được in bằng màu. Trên cùng có dòng chữ rất rõ ràng “Mướp Mướp” (tên con chó). Xem ra chủ nhà rất thiết tha tìm lại chó vì bên dưới còn viết rõ, hậu tạ tiền mặt hai vạn tệ. Với số tiền ấy có thể nuôi sống năm miệng ăn.
Khương Phượng đùa vui “Thôi chúng ta đừng về nhà nữa, ngay lập tức đi tìm con chó ấy. Tìm thấy mình có thể nghỉ luôn hai tháng”. Nhưng trong số chúng tôi cũng chẳng ai nghĩ con chó ấy bị chúng tôi tìm thấy thật.
Vương Nhuệ cắm chìa khóa vào ổ, bổng cau mày nói “Trong phòng có mùi gì lạ?”. Bốn chúng tôi bước chân vào cũng ngửi ngay thấy mùi lạ. Như có thứ gì đó bị thối nát.
Khương Phượng hỏi “Nhà chúng ta có chuột không?”
“Có lẽ nào chúng ta đi xa mấy ngày nên bọn chuột bị bỏ đói chết lăn quay ra rồi.”
“Cũng khó nói.”
Hoắc Hà nói “Mà không chắc cũng có thể chính là con chuột mà vẫn tha đồ của chúng ta thì sao?”
Câu nói vừa dứt làm chúng tôi nhớ ra. Tất cả cùng nhìn ra ban công. Mở cửa ban công, thì quả nhiên mùi hôi thối bốc lên sặc sụa. Chẳng cần suy nghĩ chúng tôi cùng nhìn cái giá sách như cảm thấy có ẩn chứa điều gì. Tôi như cảm thấy tứ chi lạnh buốt nhớ về giấc mơ đêm qua, nghĩ về cái vắt qua eo tôi mềm mềm nhiều lông và nhớp nháp ấy bốc lên thứ mùi khăn khẳn. Nhưng không phải là thật! Mở được cánh cửa tủ ngay lập tức mùi hôi tanh xộc lên khắp phòng. Trần Hồ Huy bịt mồm lao thẳng vào nhà vệ sinh. Mướp nằm gọn trong tủ, thè lưỡi trợn mắt, toàn thân thối rữa và rỉ ra thứ nước vàng khè. Chủ nhân của nó không thể sống cùng nó được nữa rồi. Thật đau buồn. Chú chó bị nhốt trong giá sách.
Bốn chúng tôi bịt mũi lại, Trần Hồ Huy sau khi dốc hết ruột gan nôn ra hết mặt mày vẫn còn tái nhợt. Năm chúng tôi im lặng nhìn nhau cũng không biết nói gì. Sao có thể vậy được? Tôi chỉ là nằm mơ. Sao có thể thành sự thật được?
“Trước hết tôi nghĩ phải vứt xác con chó đi đã”. Khương Phượng nói và bắt tay ngay đi tìm giẻ lau, giấy vệ sinh, túi nilông.
“Từ từ đã! Muốn bị người ta bắt được à?”
Vương Nhuệ tóm lấy tay anh ta và quát.
“Thối như thế này chắc chắn bị phát hiện. Mà nếu chủ nhân con chó phát hiện ra thì chẳng cần biết mô tê gì sẽ khép cậu vào cái tội giết hại chó của người ta!”
Khương Phượng “Rõ ràng là giá sách giết nó chứ chúng ta nào có liên quan gì đâu?”
Vương Nhuệ “Ai tin cậu? Cái giá sách nhà tôi biết tự ăn trộm đồ,” cậu định để người ta bắt cậu vào bệnh viện tâm thần hả?”
Mà nói thì cũng có lý thật. Chúng tôi bịt khẩu trang thu dọn cái xác. Cẩn thận đút qua rất nhiều lần túi nilông định để đến tối mới mang đi chôn.
Lau chùi xong Khương Phượng than “Cũng may mà là một con chó chứ nó mà là một mạng người thì…”
Chúng tôi đều thừ người ra. Hoắc Hà “Nếu mà là người thật thì làm sao mà nhét vừa cái chỗ bé tí thế này được?”
Nghe cuâ nói đó mà khí lạnh chạy khắp người tôi từ tay chân lên thẳng đỉnh đầu. Thế sao tôi lại bị nhốt vừa trong đó. Tôi vắt óc nghĩ ngay đến cảnh tượng của hai cơn ác mộng. Tôi có vẻ nằm cuộn rất tròn nhưng kể cả là diễn viên xiếc cũng không thể tròn hơn được nữa. Trời, vậy là tay chân tôi đều bị chặt ra vứt vào đó chăng? Bên cạnh Vương Nhuệ đang chỉ trích Khương Phượng.
“Chỉ được cái nói linh tinh, nếu thật có người bị nhét vào trong đó thì sao?”
Cái giả thiết đó mới hãi hùng làm sao. Bấy giờ chỉ có thể khẳng định một điều duy nhất đó là việc mất mất đồ mọi khi là không liên quan gì đến chứng bệnh mộng du như đã nói. Vì tất cả chúng tôi đều ở xa tít tắp ngắm trời ngắm đất.
Lúc nửa đêm, chúng tôi như kẻ cắp kẻ trộm tha cái xác xuống dưới nhà ném vào thùng rác. Trần Hồ Huy còn cẩn thận ném thêm vài túi rác lên trên để che đi cái xác. Về sau con chó chét có bị phát hiện hay không chúng tôi đều không biết. Nhưng trong lòng chúng tôi đều bị ám ảnh và sợ hãi rằng không biết trong cái giá sách ấy còn có thể xuất hiện món đồ gì đáng sợ hơn nữa. Sau sự thương lượng của cả nhóm chúng tôi quyết định đem vứt cái giá sách đi. Gắng hết sức bê đi thì chúng tôi đều nhận ra giá sách đã bị đóng đinh rất tốt. Nếu muốn gỡ được nó ra cũng tốn công sức lắm đây.
Hoắc Hà than “Cái ông già này đúng là điên khùng!”
Khương Phượng rất phẫn nộ “Chết tiệt… chém nát nó đi cho rồi!”
Quả nhiên không biết anh ta kiếm đâu ra cái rìu, hầm hầm tiến về phía giá sách.
Vương Nhuệ gọi với theo “Cẩn thận”. Không ngờ rằng cái giá sách chây ì đến vậy. Vết chém của Khương Phượng chỉ để lại dấu tích nho nhỏ, mờ mờ. Tiếng kêu thất thanh, bởi vì cái tủ gỗ quá cứng cái rìu bị bật ra rơi ngay xuống chân máu phọt ra, một vết thương to, và sâu hoắm còn may là chưa vào tận xương.
Chúng tôi cuống quýt đưa anh ta vào viện, khâu cho 20 mũi, trở về nhà không ái nói với ai câu nào và cũng chẳng ai dám động đến cái giá sách đó nữa.
Khương Phượng vẫn chưa tâm phục khẩu phục “Đã thế mang nó đốt quách đi cho xong!”
Vương Nhuệ lắc nguầy nguậy “Thôi đi, nếu đốt không cẩn thận rồi cháy cả nhà ý chứ”. Cái giá sách này thực sự như ma ý.
“Chúng ta tìm người hỏi thăm xem sao?”
Tôi tham gia “Có thể hàng xóng xung quanh có thể nói cho chúng ta biết điều gì đó về ông già ở ngôi nhà này!”
Chúng tôi gõ cửa vài nhà hàng xóm nhưng cứ hễ nghe nhà 402 và ông già chủ nhà là họ đều có biểu hiện không thiện cảm, chẳng nói gì thêm nữa. Có một bà lão khi đóng sầm cửa lại còn chửi thề “Loại vô phúc!”
Chúng tôi rất thất vọng. Xem ra ông con trai không dám ở cùng bố cũng chẳng cung cấp cho chúng tôi được thông tin gì hơn. Chúng tôi vừa ký một hợp đồng mới vẽ một bộ tranh thiên văn học. Khối lượng công việc rất đồ sộ, chúng tôi ra sức làm việc, cũng chẳng ai có thời gian tìm hiểu thêm vể cái giá sách và ông lão nữa. Mỗi ngày mở cánh cửa tủ ra đều rất lo lắng, không còn thoải mái như trước nữa. Chỉ sợ trong đó lại xuất hiện một con chó hay xác con vật nào khác. Nhưng một tuần qua đi mà không có chuyện kinh hoàng nào diễn ra. Có điều làm chúng tôi ngạc nhiên vô cùng đó là chỉ trong một đêm cái mùi thối rữa của xác thịt hoàn toàn biến mất. Điều thần kì gì đây? Mỗi đêm trước lúc đi ngủ tôi đều hết sức lo lắng sợ những cơn mơ. Cả đêm không ngủ được, mệt mỏi, tinh thần sa sút. Nằm thừ ra trên giường, đầu bắt đầu nghĩ lung tung, rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra với cái giá sách? Nó định làm gì? Tuy là một câu hỏi ngớ ngẩn nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ sự xuất hiện của mọi thứ trong tủ sách. Có thể nói nó chẳng có quy định, chẳng có múc đích gì cả. Nó cũng giống như một người mù. Trong đống đồ nó tùy ý lấy đi bất kì thứ đồ nào nó cũng chẳng quan tâm xem là mình đã lấy cái gì. Cũng có lẽ là cố ý. Tôi nghĩ đồng hồ, tất, nước hoa, điện thoại, bao gồm cả con chó đối với cái giá sách có ích gì đó chăng? Không hề, dù chỉ là một phần nhỏ tác dụng cũng không có. Nhưng đối với chủ nhân của các món đồ ấy thì thiếu chúng làm họ gặp nhiều khó khăn, thậm chí đau khổ… tội nghiệp Mướp Mướp.
Nhưng cái giá sách thì biết gì đến những bất hạnh của lũ chúng tôi. Nó còn có vẻ thích thú ý chứ – nuốt chửng đồ đạc rồi lại bị moi ra hết, bị móc ra nó lại nhồi nhét cái khác vào không thương tiếc. Một cái giá sách bi hài hỗn tạp! Cái sự trớ trêu làm tôi không kìm nổi muốn cười lớn tiếng mà không thành. Mà cũng rất có thể cái giá sách này chỉ thích “chiếm hữu” vậy thôi. Vì không cần biết đó là món đồ gì nó đều nhét hết vào cái bụng rỗng tuếch của nó mới yên ổn thì phải. Điều đó giải thích vì sao mà những món đồ trong tủ sách lại tạp phí lù – thật sự nó cũng không cần quan tâm xem đó là món đồ gì. Tôi nhớ lại lời của Liễu Tùng Nguyên đã nói về một con quái vật kì dị, bắt gặp cái gì cũng đeo lên trên vai. Không cần biết dù đó là củi gỗ, sỏi đá hay là đồ đạc của người khác. Mỗi món đồ thêm vào như thêm một gánh nặng. Cái giá sách này cũng không đến nỗi tham lam thế chứ? Làm thế nào mới xoa dịu được nó đây. Tôi chợt nghĩ hay kệ xác cái giá sách, không quan tâm đến đồ đạc trong ngăn tủ nữa rồi một ngày cái giá sách sẽ vỡ tung ra vì quá đầy? Nếu như vậy thì có thể vứt giá sách đi được rồi. Nhưng cũng không biết đến bao giờ mới đầy đến độ đó. Nhất là nhiều khi đồ đạc bị mất cũng rất cần tìm lại để dùng. Cái giá sách sẽ có cơ hội mà cười nhạo chúng ta. Vậy ông già ấy cam chịu vậy sao. Không chắc, hay chính ông ta làm ra cái tủ này. Nếu không phải ông ta đã qua đời chắc tôi phải hỏi cho ra vấn đề. Chiều ngày hôm đó, vật lộn đã nhiều ngày chúng tôi cũng giao đợt dầu của đơn đặt hàng, phản ứng của khách hàng rất lấy làm vừa lòng, chỉ có một vài trang cần thay đổi nho nhỏ. Bên ngoài thời tiết cũng rất đẹp, tâm trạng chúng tôi đều rất vui, cả hội kéo nhau xuống khuôn viên ngồi hít thở không khí. Đúng vào ngày cuối tuần cả khuôn viên đầy người là người. Trẻ con trượt patanh thi nhau vui cười, niềm vui của chúng lây sang cả hội tôi. Cuộc sống như đẹp hơn. Chuyện cái giá sách đã làm chúng tôi mệt mỏi nhiều. Nên bây giờ tranh thủ hượng thụ sự thư thái dưới ánh nắng đẹp trời này. Nhưng chẳng được lâu, chủ đề nói chuyện lại là cái giá sách.
“Chúng ta để tình trạng này kéo dài mãi sao?” Vương Nhuệ than thở “Chết một con chó cũng là một chuyện, nhưng tôi sợ rằng vạn nhất có một ngày trong đó xuất hiện một…”
Chẳng cần nói hết câu mà mọi người đều như đã hiểu ý. Khương Phượng nhìn xuống vết thương của mình, không nói gì mà ánh mắt thì đầy thù hận, ngẩng đầu nhìn khắp bốn phương. Cái nhìn vô hồn.
“Cậu sao thế?”
Trần Hồ Huy thấy nét mặt Khương Phượng có vẻ không bình thường, dõi theo cái nhìn của anh ta bắt gặp dáng vẻ gầy gò của một người đàn ông trung niên.
Khương Phượng “Lúc chúng ta mới dọn đến chính người đàn ông kia đã chủ động chào hỏi tôi và có cảnh báo trước về ngôi nhà này. Có thể ông ta sẽ cho chúng ta biết cái gì đó chãng?”. Người đàn ông gầy gò rất thiện chí, vừa hỏi ông ta đã không ngớt lời kể lể. Ông già trước sống ở đây rất cô độc tuy rằng đã sống ở đây rất nhiều năm nhưng không hề đi lại với hàng xóm xung quanh. Cứ cách vài ngày mới ra ngoài mua đồ một lần. Bình thường mặt ông ta hết sức nghiêm nghị, lạnh lùng, nên cũng chẳng ai lại gần ông ta cả. Sau này mới thấy ông ta cũng không như mọi người vẫn nghĩ – thích nhốt mình trong nhà cả ngày. Một lần có một người có việc nên về muộn, tình cờ bắt gặp ông lão soi đèn pin bới thùng rác. Hàng xóm tưởng ông ta đo không cẩn thận vứt nhầm đồ vào thùng rác định đến giúp ông ta tìm thì thấy điệu bộ cuống quýt vội vàng bỏ đi lên lầu. Người hàng xóm nhìn vào đống rác bị vứt lại thấy toàn chai lọ linh tinh. Xâu chuỗi những sự việc diễn ra mọi người đoán rằng ông lão đi nhặt rác không phải vì thiếu tiền mà vì sở thích sưu tập đồ cũ. Vốn dĩ là người ai chẳng có lúc có hành động không bình thường, miễn sao đừng ảnh hưởng đến người xung quanh là được. Nhưng càng ngày ông lão càng quá đáng, ông bắt đầu lấy đồ của người khác. Mọi người sau lưng đều nói ông ta bị thần kinh. Không bao giờ lấy tiền, mà cứ hễ nhà nào để châu hoa không, lồng chim không là ông lão lấy ngay. Ban công tầng một có giá phơi quần áo nếu lấy được chắc ông cũng không tha. Cũng biết là những thứ đó không đáng tiền nhưng hành động như vậy làm mọi người tức giận. Tìm đến cảnh sát thì việc bé xé ra to cũng không hợp lý nên mọi người càng rất bực mình. Rồi một ngày, trong lúc ông ta lấy cái bồn nhựa bị chủ nhà phát hiện – chủ nhà là một người phụ nữ trung niên mồm năm miệng mười. Bà ta không nói được câu đạo lý nào hết mà mắng ông ta như thể một kẻ đầu trâu mặt ngựa. Làm ông lão ngượng chín cả người, đuối lý ông quá xấu hổ tính nhảy lầu. Người phụ nữ kịp đuổi theo đứng chặn ngay trước cửa la lối om sòm, tất cả mọi người bu đến nghe ngóng. Sự việc kết thúc, ông lão thấy mất mặt, một thời gian dai không xuất hiện nữa. Mãi đến cuối tháng vừa rồi, cụm dân cư đi thu tiền điện nước đã mấy lần đến mà không có ai ở nhà mới biết ông lão bỏ nhà đi.
Chúng tôi nhẫn nại ngồi nghe người đàn ông gầy gò này thao thao bất tuyệt, nghe đến đoạn những thói quen lập dị của ông lão chúng tôi đều rất hồi hộp.
Khương Phượng không kìm nổi đã ngắt lời hỏi dồn “Chú đã từng nói với cháu để phòng gặp chuyện ác quái là sao?”
Người đàn ông gầy gò “Thì chú đang định kể đây, bắt đầu từ ngày ông lão quay trở về. Vài ngày sau ông ta quay trở về với một cái giá sách trên một chiếc xe chở hàng, người lái xe tay nghề kém đã đâm vào một chiếc xe đạp. Rất nhiều người cùng chứng kiến trận phân bua phải trái. Giải quyết xong vụ đụng xe, ông lão cho công nhân bê một cái giá sách cũ rích lên nhà. Mọi người đều nghĩ ông già lại lôi từ đâu về thứ rác rưởi ấy. Nhưng ông lão lại nâng niu nó vô cùng, không ngớt lời kêu công nhân bê cẩn thận lên tầng bốn.
“Cẩn thận vào! Xước cái tủ này chúng mày đền không nổi đâu!”
Ông lão lên giọng. Cũng từ hôm đó, cuộc sống của ông ta cũng thay đổi, không ai thấy ông ta bới rác hay lấy trộm đồ nữa. Tuy là sống khép kín nhưng thi thoảng ra khỏi nhà ai bắt gặp ông ta đều thấy sắc mặt ông ta rất tốt, rất tươi tắn, không còn hiện vẻ ủ rũ tẹo nào”. Nói đến đây người đàn ông hạ thấp giọng, nét mặt ông hiện lên vẻ sợ hãi.
“Chú nghĩ ông ta kiếm cái giá sách ma quái về để giúp ông ta ăn cắp”.
Năm chúng tôi sửng sốt nhìn nhau.
Hoắc Hà lắp bắp “Sao chú đoán vậy?”
Người đàn ông nói “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. Ông già ấy quen trộm trộm cắp cắp thế đâu dễ gì buông tay gác kiếm. Nhất là mọi người đều nhận thấy, từ khi có cái giá sách tinh thần ông ta rất tốt, vì đạt được mục đích nên mới vậy chứ”.
Chúng tôi chỉ còn biết nhìn nhau.
Người đàn ông đó nói tiếp “Sau đó nhà chú và hàng xóm xung quanh vẫn mất đồ, đều là ba cái đồ liên quan đến chim, chó v.v… không đáng tiến. Rất hợp với sở thích của ông ta còn gì?”
Giọng ông ta lí nhí kể “Hai tháng sau tôi nghe thấy ông lão khóc lóc!”
Đêm đó cái điều hòa nhà chú bị hỏng. Trời nóng quá không ngủ nổi, ra ban công hóng gió. Chú nghe thấy có tiếng khóc rất rõ từ phía nhà 402 vọng lại. Trong đêm yên tĩnh tiếng khóc đó nghe rõ mồn một.
Ông lão đã khóc “Hết rồi… tao bị mày hại chết rồi.” Kêu lên như vậy hai lần rồi im bặt. Sáng ngày hôm sua chú bắt đầu lưu tâm đến ông ta hơn. Mới chỉ qua một đêm mà ông ta già đi cả chục tuổi, sắc mặt sa sút thảm hại, cứ gặp người là quay đi. Qua vài ngày thấy đám tóc bạc của ông rụng gần một nửa. Một đêm khác chú lại nghe thấy ông ta kêu khóc cũng chẳng đâu vào đâu.
“Thật đáng tiếc… thật đáng tiếc…”
Khương Phượng chau mày hỏi “Câu đó có nghĩa gì?”
Người đàn ông đắc ý “Chú không dám chắc nhưng có lẽ cái giá sách có vấn để làm ông ta sợ hãi, sợ bị giết hại. Nhưng định ra tay páh hỏng cái tủ thì lại tiếc”.
Sau đó một tháng ông già ấy chết. Lúc ông ta ra ngoài mua đồ lúc quay về từ xa đã nghe tiếng xe cứu hỏa rú inh ỏi. Mặt ông ta tái mét, vứt hết đồ đạc trên tay chạy ngay về hướng nhà mình. Ông lão 60 tuổi này chạy một mạch 500m đến chân cầu thang, thấy ở đây đông nghịt người. Cứu hỏa đang ra sức phụt nước dập lửa, khỏi bay lên nghi ngút. Ông lão quá sốc và tuyệt vọng đã lên cơn nhồi máu cơ tim ngất lịm đi. Một giờ sau ông ta chết trong bệnh viện. Nghe đâu câu cuối cùng ông ý nói là.
“Cái… của tôi! Cháy rồi! Hết rồi!”
Cụ thể là cái gì của tôi thì chẳng ai nghe rõ cả. Trên thục tế, phát hỏa ngày hôm đó là nhà 503, trên nhà ông lão một nhà, khói nhiều như vậy nhưng ngọn lửa cũng không lớn. Nhà của ông lão không hề gì cả.
Người đàn ông quay hỏi chúng tôi “Từ ngày dọn nhà đến ở đã thấy cái giá sách giở trò ma quái nào chưa?”
Khương Phượng chưa kịp mở lời tôi đã nói “Chúng tôi dọn đến thấy nó vướng víu đã nhờ chủ nhà mang đi rồi.”
Người đàn ông gầy gò không biết đang vui hay tuyệt vọng “Vậy thì tốt, vậy sẽ không lo chuyện gì xảy ra nữa”.
“Hết tất rồi… Tao bị mày hại chết rồi…”
Tôi hoa mày chóng mặt, trong đầu chỉ vang lên câu nói đó. Còn chúng tôi? Chúng tôi cũng sẽ bị hại chết sao? Ngày hôm đó Hoắc Hà dậy sớm tắm, thấy bình nóng lạnh bị hỏng. Chủ nhà cũng tế nhịn nói rằng cái bình nóng lạnh ấy dùng đã lâu, cũng nên thay đổi. Ông ta bỏ tiền ra thay cái mới. Tiện thể đến xem chúng tôi ăn ở thế nào. Thoắt cái công nhân đã lắp xong và ra về. Chủ nhà ở lại nói chuyện với chúng tôi nửa ngày, đi thăm hết các phòng. Vào đến phòng của Vương Nhuệ, đập ngay vào mắt ông ta là bức tượng gỗ làm ông chết lặng cả người.
Vương Nhuệ hỏi “Chú sao vậy?”
Chủ nhà lắp bắp “Đây là tượng bố tôi!”
Vương Nhuệ thấy ù ù bên tai rồi cũng đứng sững. Thì ra bức tượng bị vứt trong tủ sách chính là ông lão chủ nhà.
“Đây là bức tượng do chính ông đẽo” chủ nhà giải thích thêm bố ông ta trước đây đã được học qua về nghệ thuật nhưng cũng chỉ là tay nghề bậc trung. Vương Nhuệ nói với chủ nhà có thể mang bức tượng đi. Nhưng chủ nhà có vẻ không thoải mái.
“Thôi chú không mang về đâu, các cháu thích cứ giữ lấy. Còn nếu không thích cứ đem vứt đi.”
Người chủ nhà đi khỏi, năm cái mặt nhìn nhau. Khương Phượng thay đổi bầu không khí yên tĩnh.
“Quỷ quái quá! Rất có thể chính cái tượng gỗ đó là trung tâm của vấn đề, là gốc rễ của vấn đề. Ông lão trước khi chết đã rất đâu khổ không phải vì cái giá sách mà là bức tượng.”
Tôi không nói gì, mồ hôi lạnh toát từ đầu tới chân. Dưới ánh trăng, cánh cửa giá sách mở toang. Bức tượng gỗ chắn ngay ngoài cửa nhìn xoáy vào tôi như thể nó muốn móc ngay con ngươi của tôi ra.
“Chúng ta đốt nó đi,” Khương Phượng nói lớn quyết định của mình “đốt nó đi, có lẽ sẽ hết chuyện.”
Mang bức tượng vào nhà tắm đổ xăng lên. Năm chúng tôi vây xung quanh ai nấy đều căng thẳng. Cuối cùng Khương Phượng quẹt que diêm, vứt vào bức tượng. Lửa cháy bùng bùng khói um cả nhà. Trần Hồ Huy chạy ra bật ngay máy hút khói. Bức tượng dần đen sì, quắt queo lại. Chúng tôi đang rất hồi hộp, đốt bức tượng đi rồi chẳng biết thật sự có tác dụng gì không đây.
Tôi bỗng la lớn “Nó đang cười! Nó đang cười với tôi!” Tôi không hề hoa mắt, hoàn toàn tỉnh táo nhìn thấy pho tượng đang nhìn thẳng vào tôi nhoẻn miệng. Tôi đáp lễ cười lại. Trong nháy mắt một luồng điện mạnh đạt đến cực độ và tôi từ từ lịm đi.
Hoắc Hà tóm lấy tôi “Cậu sao thế?”
Như tìm được cứu cánh tôi trấn tĩnh hơn, lấm lét nhìn lại lần cuối pho tượng. Bây giờ pho tượng đã cháy nham nhở rồi. Trên nền gạch chỉ còn lại đống tàn tro. Vậy là pho tượng làm chúng tôi bấy lâu bất an nay đã được giải quyết triệt để tận góc. Trong thâm tâm chúng tôi cũng không vì thế mà an tâm hẳn. Cái giá sách vẫn sờ sờ ra đây, có trời mới biết sắp diễn ra cái gì. Sáng hôm sau Hoắc Hà ra bưu điện nhận bưu phẩm. Bốn chúng tôi đều dậy sớm ngồi ngoài phòng khách, nhưng tất cả dù vô tình, hữu ý đều tránh cái ban công, mặc dù vẫn biết chẳng tránh đi đâu được.
Vương Nhuệ than ngắn thở dài đứng dậy “Đi thôi, có tránh nó được mãi đâu”.
Anh ta đi đầu mờ cửa, chúng tôi theo sau. Nhìn bên ngoài giá sách vẫn vậy chẳng tài nào đoán được lần này trong đó có cái gì. Vương Nhuệ hít sâu lấy hơi, mở cửa. Tất cả cùng nhìn vào. Không có đồ đạc gì cả. Chỉ những miếng kim loại rất là nhỏ, chẳng ai đoán ra được đó là cái gì cả. Tôi cầm lên xem nghi ngờ “Đó là đống lớn những mảnh kim loại vụn đã bị cắt nhỏ rất khó để đoán biết đấy là cái gì…”
Trần Hồ Huy cau có, tay cầm miếng kim loại dày nhất.
“Trên này con hoa văn chạm khắc này!”
Vương Nhuệ tìm đôi găng tay nhảy ngay vào bới móc. Chúng tôi cũng nhận thấy không chỉ có miếng kim loại mà con túi nilông, hồ dán, rồi cả đủ loại manh vụn. Cả dây điện cũng bị cắt vụn ra. Đây là trò gì nữa đây. Chúng tôi loạn hết cả lên rồi. Bên ngoài có tiếng mở cửa. Là Hoắc Hà đi lên bang công. Nhìn thấy đống sắt vụn, ngắm nghía một lúc anh ta mới hỏi “Trò gì nữa đây?”
Vương Nhuệ trả lời “Thì mọi người cũng đang đoán đây”. Anh ta xem xét tình hình của đống đồ không rõ nguồn gốc thì nhặt được một lá bùa. Trên lá bùa có cái chuông nhỏ và khắc bốn chữ “Thượng lộ bình an”. Lá bùa như thế này ở đâu có nhiều nhất.
Hoắc Hà “Tôi biết đấy”.
Mọi người dõi theo anh ta chỉ thấy mặt anh ta như tờ giấy trắng toát.
“Tôi hôm nay trên đường về gặp một đôi trai gái cãi nhau với bảo vệ”.
Giọng Hoắc Hà chìm xuống “Chiếc Audi của họ đậu ở bãi xe bốc hơi rồi”.
Năm chúng tôi như bị đóng bê tông. Có điều ngẫu nhiên vậy sao, nhưng ngớ ngẩn quá… Lần này là ô tô thật đầy chứ không phải đậu phụ đâu.
Sao nó có thể làm điều đó được? Bằng cách nào?
“Không đúng, cái ngăn tủ đó quá nhỏ, nếu cắt vụn chiếc Audi ấy ra có đến mười cái tủ này cũng không nhét hết ý chứ.”
“Đúng rồi!”
Khương Phượng kịp phản ứng lại “Cái xe ấy có mà cho vào phòng khách của chúng ta may ra còn vừa vặn.”
Vương Nhuệ “Dù gì thì dọn sạch đi rồi tính.”
“Vẫn thoe cách cũ, nửa đêm đem đi vứt!”
“Theo cách cũ,” ba chứ này thật khó nghe nhưng cũng chẳng còn cách nào khác.
Khương Phượng “Chắc chắn chẳng có ai có thể nhận ra hình thù chiếc xe nữa đâu mà sợ.”
Vương Nhuệ “Cứ dọn sạch được đi đã, mà dọn chưa xong là có vấn đề thật”. Dưới gầm giường có mấy cái thùng cát tông định lấy ra để đổ hg mảnh vụn vào đó, dọn một lúc chúng tôi thấy cái tủ này như cái tủ không đáy. Đã múc đi bao nhiêu rồi mà vẫn chưa hết. Bốn cái thùng đã đầy lặc lè. Khương Phượng thấy không bình thường.
Tôi nói “Cái thứ đồ cổ này chứa được bao nhiêu? Hùng hục cả đêm rồi mà chẳng thấy vơi đi tẹo nào? Mà đáng nhẽ phải dọn sạch rồi chứ.”
Vương Nhuệ “Chúng ta xúc tiếp! Tôi muốn xem nó rốt cuộc thì đựng được bao nhiêu!” Cả đám lại cắm mặt vào dọn, càng đào càng thấy nhiều. Chật ních ban công rồi thì đổ ra phòng khách. Bọn họ còn phân ra những mảnh vụn nào của bộ phận nào. Chúng tôi tìm thấy một bức ảnh gia đình. Thường ít người để ảnh trên xe, chắc chủ xe luôn mong muốn cho gia đình hạnh phúc. Cái giá sách này sức chứa thật sự của nó đến đâu? Tôi nhớ về ngày xưa đi xem áo thuật, có mỗi cái thùng bé tí mà pháp sư biến ra cơ man nào là đồ làm người xem vô cùng thán phục. Nhưng đây là thật, không phải là ảo thuật.
Vương Nhuệ “Được rồi, đừng phí sức nữa. Không sai đâu. Cái tủ đã nghiền hết nguyên một cái ô tô. Chúng ta đợi đến nửa đêm, thì vừa đồ vừa xúc vậy”.
Nghiền hết cả một cái.
Khương Phượng “Từ trước tới giờ chưa bao giờ nó nuốt cái gì to như vậy”.
Sắc mặt của Hoắc Hà trắng bệch ra, anh ấp úng “Có thể tôi bị quả báo vì đã đốt bức tượng gỗ đó”.
Mọi người trầm ngâm.
Trong đêm khuya, chúng tôi bắt tay vào vứt đống sắt vụn ấy đi, năm người chúng tôi thay nhau làm và thấy lo lắng suốt dọc đường vì sợ bị phát hiện.
Giữa đêm phải đổ một ô tô rác từ tầng tư xuống nhà rác thật vôi vẫn chưa tưởng tượng ra còn việc nào điên khùng hơn. Cuối cùng cũng sạch sẽ, chúng tôi nằm thẳng cẳng hết cả lượt, đứa nào đứa nấy mồ hôi nhễ nhại.
“Trời sáng sẽ bị mọi người phát hiện ra thôi”.
Vương Nhuệ “Quanh đây tự nhiên mọc ra một núi phế liệu đến người điên cũng sẽ tò mò”.
Hoắc Hà “Chủ nhân của chiếc xe này nhìn thấy đống sắt vụn chắc chắn sẽ kêu chúng ta là những kẻ biến thái”.
Khương Phượng thở gài “Trời, sao họ không mất một chiếc Mati mà lại là một chiếc Audi”.
Tôi “Nói khẽ thôi”.
Trần Hồ Huy “Chúng ta chuyển nhà thôi”. Tôi không thể ở lại đây ngày nào nữa, nơi đây toàn ác mộng”.
Mọi người đồng ý “Tôi sẽ lên mạng tìm thông tin”.
“Không cần điều kiện gì cả” Vương Nhuệ “Miễn sao đi khỏi đây càng nhanh càng tốt”.
Tôi tìm ra vài địa chỉ, ngay lập tức cùng Trần Hồ Huy đi xem nhà, hai chúng tôi cả đêm không ngủ, mắt thâm sì.
“Bên cạnh là phòng karaoke ầm ĩ cả đêm hỏi làm sao chúng tôi có thể ngủ được, có thể sống được?” Trần Hồ Huy quát lớn.
“Đã nhắc nhở họ, gặp tổ bảo vệ, gọi 110 cũng không giải quyết được gì.”
“Tháng sau sẽ rất bận bịu, thời gian ăn nghỉ còn không có, cứ thế này chúng tôi chết mất. Chỉ muốn mau thoát khỏi nơi đấy”.
“Một bộ phận người thật vô ý thức!”
Ông chủ nhà mới nghe xong cũng đồng tình “Văn minh xã hội ở đâu ra?”
Rồi chủ nhà mới vồn vã “Phòng đã chuẩn bị xong sẵn, hai cậu đặt cọc, là có thể dọn vào ở ngay, tiền còn lại cuối tháng thanh toán.”
Hai chúng tôi nhận lời rồi gọi điện ngay cho Vương Nhuệ liên hệ với công ty chuyển nhà.
Công ty dọn nhà trả lời thời gian quá gấp không kịp sắp xếp. Nếu muốn dọn ngay chúng tôi phải thêm tiền, sai không lui lại một hai ngày chắc chắn sẽ có xe.
Chúng tôi bắt tay vào việc dọn đồ mất một ngày một đêm. Quá mệt mỏi chúng tôi tranh thủ ngủ một lúc. Cuối cùng cũng có thể vứt lại tất cả mớ rách nát này. Vứt đi những món đồ ám ảnh đấy chúng tôi chẳng tiếc gì cả, miễn sao có cuộc sống mới, những cái khác không quan trọng.
Tôi vừa làm vừa nghĩ sự tồn tại của cái giá sách này thể hiện điều gì? Chiếm hữu? Rách nát? Khát vọng? Tuyệt vọng? Nó chỉ là cái thể hiện mục đích không mang suy nghĩ, không mang động cơ, không mang kết quả.
Cái giá sách này và chủ nhân của nó có mối liên hệ gì? Ông lão chỉ là người tạo ra nó thôi chăng? Hy sinh cái giá sách đã làm nên con người ông lão? Còn tại sao ông lão khắc pho tượng gỗ như vậy đặt trong giá sách để làm gì, tôi không lý giải được.
Đang nghĩ miên mang, cánh cửa bị đẩy ra, Hoắc Hà lăn vào làm tôi hoảng sợ, cậu ấy đang bị trói.
Hoắc Hà ra hiệu về phía “Giá sách! Giá sách” Tôi có linh cảm lại có chuyện rồi. Tôi lao nhanh lên ban công gặp ngay Vương Nhuệ đứng đó, mặt trắng nhợt, ánh mắt hoảng sợ.
Giá sách phát ra tiếng động tiếng nghiền nát thức ăn.
Chúng tôi lần đầu tiên được thấy cái giá sách “ăn” đồ. Nó như thể một cái thùng rỗng nghiền nát bất cứ thứ gì không may lọt vào trong đó.