Cách nay lâu lắm rồi, ở xóm tôi, người ta hay kể lại một câu chuyện, một chuyện ma. Là chuyện ma, nhưng ẩn chứa đằng sau những tình tiết ghê rợn ly kỳ là một mối tình sâu thẳm. Hồi đó chúng tôi còn nhỏ lắm, đứa lớn nhất trong bọn cũng chỉ tám chín tuổi là cùng. Từ ấy đến nay đã bao nhiêu năm tháng lần lượt trôi qua. Cái xóm nhỏ ngày xưa – với những túp nhà mái ngói đơn sơ; với một khoảnh đất thật rộng có nhiều cây cao toả bóng, nơi đã từng chứng kiến gần như cả một quãng đời thơ ấu cùng bao trò chơi đdùa của bọn trẻ nhỏ chúng tôi; với những bụi tre um tùm che giấu nhiều bí mật, đdêm đdêm tiếng mấy thân tre cọ vào nhau rít lên kẽo kẹt như tiếng ma đưa võng ru con; với cái chuồng ngựa, kề bên là một cái chõng tre rộng mà ở đó đdêm đdêm Già Bảy hay ngồi, vừa thỉnh thoảng khề khà nhấp một ngụm rượu trắng trong cái chai ba xị, vừa chậm rãi kể cho chúng tôi nghe những chuyện ma quỷ thần tiên; với một cây khế cổ thụ mà trên đó một cô gái đã treo cổ tự tử từ mấy chục năm về trước, đến bấy giờ vẫn còn làm đám con nít và cả những người lớn nhát gan mê tín nghe lòng gờn gợn một nỗi sợ sệt mơ hồ khi đi ngang dưới bóng cây um tùm rậm rạp của nó lúc đdêm khuya vắng; với cái giếng nước mà thành giếng xây bằng đá xanh đã phủ đầy rêu xám, mỗi chiều dân trong xóm tụ tập ra đó để gánh nước, để chuyện trò tán tỉnh, cãi cọ, cười đdùa…- Cái xóm nhỏ ấy đã biến mất không còn một chút tăm hơi, thay vào đó là những căn nhà hiện đại lạnh lùng vô cảm.
Câu chuyện đó đã có nhiều người kể, mỗi người một kiểu, nhưng chỉ có Già Bảy là người kể hay nhất, và ông cũng chỉ kể một lần duy nhất. Những người khác phần lớn chỉ chú trọng thêu dệt, tô vẽ thêm vào những tình tiết ma quái rùng rợn, nhưng loi ke cua ho không có đầu đuôi, không gây xúc động. Chuyện của Già bảy kể thì khác hẳn.
Ông già lúc ấy chắc đã bảy mươi hơn, lưng đã hơi khòm, tóc râu đều bạc phơ phơ, nhưng vẫn còn mạnh lắm. Ông sống độc thân không vợ không con, làm nghề đánh xe thổ mộ. Con ngựa của ông chắc cũng già như ông, nhưng đôi khi nổi hứng, ông thắng yên cương rồi cưỡi nó phi nước kiệu vòng quanh khu xóm nhỏ. Con ngựa già tung những bước nom vẫn còn dẻo dai duyên dáng lắm. Còn ông thì tóc râu bay phấp phới, dáng dấp trông hiên ngang như một vị hiệp khách anh hùng. Ông đã kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện, nhiều lắm, nhưng nhiều chuyện đã nhạt nhoà trong ký ức của tôi. Ngót ba mươi năm rồi, câu chuyện vẫn còn bám mãi, đeo đẳng trong trí nhớ vốn không xuất sắc lắm và lộn xộn vô nguyên tắc của tôi là câu chuyện mà tôi vừa nói ở trên. Ngày càng lớn, tôi càng nhận ra vẻ đẹp bi thương tha thiết ẩn nấp dưới những tình tiết hoang đường ma quái khó tin, và cũng nhận ra Già Bảy chính là một nhân vật chính của câu chuyện đó.
Bây giờ, xin bạn hãy thả trí tưởng tượng cùng tôi, để hoá thân thành những cô bé, chú bé con con, ngồi trên chiếc chỏng tre lớn quanh một ông già,trong một đdêm mùa hạ nhiều gió và nhiều sao sáng. Dưới đất, cách dăm bước chân, là một đống un toả mùi khói hăng nồng ngan ngát. Đám trẻ con ấy sợ sệt ngồi nép sát vào nhau. Chúng đăm đăm nhìn những đốm lửa nhỏ thỉnh thoảng bùng lên trên đống un, lắng nghe giọng kể chuyện trầm trầm của ông già, hoà với tiếng những thân tre kẽo kẹt, tiếng gió lao xao trên những tàng cây, tiếng ếch nhái râm ran trong các vũng nước lầy, tiếng thở phì phò và tiếng gõ móng của con ngựa vào thanh chắn gỗ, lòng hồi hộp, mồ hôi lạnh tuôn ướt lưng áo, vừa sợ mà cũng vừa thích thú đến run người…
… Xóm này, hơn năm mươi năm về trước, mấy cháu à, là một khu rừng mai rậm rạp. Hồi ấy đất đai còn rộng ‘minh’ mông, nhà cửa dân cư ở miệt Chợ Lớn, Sài Gòn thì nhiều, còn vùng ngoại ô này, đi rã cẳng mới gặp đôi ba túp nhà tranh xiêu vẹo. Lúc lên đây, qua 1 còn trẻ lắm, chừng mười tám mười chín tuổi. Quê qua ở Cà Mau. Qua từ miệt Năm Căn theo đám thương hồ lên Chợ Lớn là để đi chơi cho biết, nhưng lên đây rồi, qua không thể quay về quê quán cũ được nữa. Số phận chắc đã gắn qua vào cái rừng mai của năm mươi mấy năm trước, giờ là cái xóm nhỏ này cho đến lúc lìa đời…
Vậy đó, cái rừng mai này hồi đó không có nhà dân. Thi thoảng, chỉ có dân ở các vùng lân cận đến chặt vài nhánh mai đem về nhà chưng hay lên chợ bán vào dịp Tết. Thú rừng, như nai mễn, chồn cáo, lúc ấy còn nhiều vô kể. Lũ cọp thì đã dạt về mé rừng Đồng Nai, không còn ở gần đó, vì xe cộ người dân qua lai nhiều, nhộn nhịp. Chúng vốn không thích nơi đông đúc ồn ào.
Năm đó có một người trạc trung niên tới dựng một túp lều tranh ở giữa rừng mai để trú ẩn. Ông là một nhà nho, một chí sĩ kháng Pháp gốc người miệt Vĩnh Long bôn đdào sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Theo lời đồn đại, ổng giỏi lắm mấy cháu à, ổng là người tài kiêm văn võ, thơ phú của ổng đọc lên nghe muốn khóc, muốn xông pha chinh chiến, muốn làm một cái gì đó thật lớn lao. Còn võ nghệ của ổng thì khỏi nói, ổng múa kiếm loang loáng không thấy thân người đâu nữa, cái nhánh cây khế đằng kia, mấy cháu thấy hôn, cao cách mặt đất hơn ba thước, ổng vỗ đdùi một cái là phi thân lên đứng trên đó như chơi… Ổng chạy lên vùng Gia Định mai danh ẩn tích, mang theo một cô con gái tuổi chừng đôi tám. Nghe đồn cô ta đẹp lắm. Đẹp mà thanh cao trong trắng dịu hiền, tỷ như nàng Kiều Nguyệt Nga mà qua đã kể cho mấy cháu nghe vậy đó. Hai cha con ở đó lần hồi, cô gái thêu khăn, nhà chí sĩ viết những bức câu đối hay vẽ những bức thư họa mang ra chợ bán kiếm tiền độ nhật.
Cũng đồng dạo ấy, có một chàng trai tuổi chừng đôi chín làm lao công bốc vác ở bến Nhà Rồng. Việc làm thì cực khổ mà hay bị mấy thằng cai người Việt và người Pháp đánh đập chửi rủa vô cùng nhục nhã. Một bữa chiều, thằng cai Pháp đánh một người bạn của chàng, người đó đang bệnh nhưng không dám xin nghỉ nên làm việc uể oải. Nó đánh bạn của chàng thê thảm quá, chàng dằn lòng không được nên lượm một khúc cây xáng vô đầu nó. Nó ngã lăn quay bất tỉnh, còn chàng thì bỏ chạy tháo thân. Chàng chạy vô phương hướng, cứ thấy đường ngang ngõ tắt gì là cứ đâm vào, chạy mãi cho đến giữa khuya thì tới rừng mai. Chàng vừa mệt vừa đói, đã tính kiếm một cây nào đó lớn lớn một chút để trèo lên nghỉ đề phòng thú dữ, thì bắt gặp một ánh đdèn le lói giữa rừng mai. Chàng lần mò đi tới đó, thì ra chính là túp nhà tranh của hai cha con nhà chí sĩ. Chàng đừng ở ngoài một lúc, lắng nghe động tịnh. Bên trong chợt có tiếng ngâm thơ sang sảng của nhà chí sĩ. Thơ rằng:
Đêm nằm trằn trọc không an
Tâm can uất nỗi giang san khốn cùng
Một thời vùng vẫy dọc ngang
Quét ngang ngọn kiếm bao thằng đầu rơi
Hận đời sao nỡ trêu ngươi
Để con quốc mãi bên trời lưu vong
Đêm nay ta thắp hương lòng
Nguyện còn hơi thở vẫn còn chí cao.
Tiep theo va Het….
Chàng trai nghe thấy mấy câu này, biết trong nhà là người có chí khí, yêu nước thương nòi. Chàng không còn e ngại nữa, bèn kêu cửa. Nhà chí sĩ bước ra, hơi kinh ngạc. Chàng bèn kể rõ đầu đuôi hoàn cảnh của mình. Nhà chí sĩ gật đầu mời chàng vào, gọi con gái sắp cơm rượu mời chàng. Từ đdêm đó, chàng trai ở lại cùng hai cha con họ. Ngày thì chàng đốn củi mang vào chợ bán hoặc săn mấy con thú nhỏ để làm thức ăn, đdêm thì học võ học văn do nhà chí sĩ thân truyền.
Đó là những ngày rất đẹp, thơ mộng lắm mấy cháu à. Chàng trai tuy ít học, nhưng mà lòng dạ chân chất thẳng ngay, tướng mạo cũng hiên ngang đẹp đẽ. Vả chàng rất thông minh cầu tiến, nên được sự dạy bảo dìu dắt của nguoi cha, chẳng bao lâu chàng cũng vỏ vẻ mấy chữ Hán và đọc thông viết thạo tiếng Quốc ngữ, tức là tiếng Việt của mình bây giờ đó các cháu. Chàng như vậy, mà ở một nơi vắng vẻ quạnh hiu, lâu lâu mới tiếp xúc với người, dĩ nhiên trong lòng cô gái cũng phát sinh tình cảm. Còn chàng trai thì khỏi nói, ngay từ đdêm đầu tiên gặp mặt, lòng chàng đã nặng một mối tình. Cả hai thầm mến mộ nhau, nhưng vẫn giữ một niềm kính trọng. Những đdêm thanh trăng tỏ, nàng pha trà ngon đem ra trước sân mời cha và chàng uống, rồi nàng ngồi bên cạnh, thỉnh thoảng cũng góp vào câu chuyện hoặc ngâm mấy vần thơ.
Than ôi, mấy cháu biết không, thường ở đời, niềm hạnh phúc thì thoáng qua mau, mà nỗi bất hạnh trái ngang thì nhiều không xiết kể. Ba người đó sống êm đềm như thế được hơn một năm trời thì tông tích của nhà chí sĩ bị bại lộ. Bữa nọ, đang khi chàng trai mang củi ra chợ bán, quân Pháp và Việt gian bí mật bố ráp vây bọc khu rừng để bắt hai cha con nhà chí sĩ. Vì nhà chí sĩ quyết không chịu lọt vào tay giặc, nên ông đã bị bắn chết sau khi chống cự giết được mấy thằng. Còn nàng, cô gái xinh đẹp dịu dàng như mây như suối đó, cũng đã tự tuyệt mạng mình, không để bọn giặc làm ô uế.
Vì ở đó không có cư dân nên sự việc hầu như không ai biết cả, chỉ có những người đi làm rừng đâu đó gần bên nghe thấy tiếng súng rộ lên trong một lúc. Nhưng thời ly loạn mà, đất nước đầy bóng giặc, tiếng súng đâu phải là cái gì quá bất thường. Chiều hôm đó, chàng trai quay về. Chàng kinh ngạc và đau đớn vô cùng khi thấy túp nhà giờ chỉ còn là một đống tro nghi ngút khói. Xác của người cha nằm trước sân nhà. Còn nàng, người yêu trong mộng của chàng thì biến mất. Chàng cố nén đau thương đi rảo quanh khu đó để tìm nàng. Không khó khăn gì, chàng bắt gặp nàng, giờ chỉ còn là một cái xác không hồn, treo lủng lẳng trên cành một cây khế. Chính là cây khế cổ thụ này đó, các cháu à. Không ai dám đốn nó, dù cả cánh rừng mai ngày xưa đã bị chặt phá hết rồi. Trong bàn tay nắm chặt trắng bệch không chút máu của nàng, chàng tìm thấy một manh áo vải ghi mấy dòng tuyệt mệnh, cầu chàng lo toan giùm việc chôn cất cho hai cha con nàng. Thì ra khi thấy cha khó lòng thoát khỏi, nàng đã quyết ý quyên sinh để khỏi lọt vào tay giặc. Náng lén chạy đến bên gốc khế, viết mấy lời để lại cho chàng vì đoán biết là chàng sẽ trở về, rồi treo cổ tự vận ngay.
Chàng trai gạt nước mắt lo việc chôn cất cho hai cha con. Chàng chôn chung cả hai ở một góc rừng mai, bên một con suối nhỏ, gần cây khế già. Con suối ấy bị cạn và bị lấp mất cách đây cũng hai chục năm rồi. Sau đó, chàng bỏ đi đâu không ai còn biết.
Khoảng mười lăm năm sau đó, rừng mai hoang vắng xưa giờ đã bị khai phá đi nhiều, chỉ còn một góc nhỏ cách xa đường quan lộ. Dân di cư tứ xứ đến lập ấp cất nhà, khu rừng mai đã không còn quạnh hiu vắng vẻ. Nhưng cũng từ đó, khu rừng mai trở nên linh thiêng huyền bí. Người dân đồn đại với nhau về nhiều hiện tượng quái dị ghê hồn. Vì ở một góc rừng, nơi có một cây khế già cổ thụ, ước đến trăm tuổi rồi, ai đến đó chặt phá mai hay muốn cất nhà ddều không được. Dao búa sẽ tự động chặt vào chân vào người họ. Nhà dựng lên lợp mái chưa xong chợt bị những cơn gió xoáy kinh khủng thổi tan hoang. Những lúc hoàng hôn chạng vạng, người ta thường thấy thấp thoáng có bóng một cô gái còn trẻ, tóc thề buông xõa đi phơ phất như lướt trên ngọn cỏ, tà áo lam kiểu xưa bay phấp phới. Chỉ thấy thoáng qua, như một ảo ảnh, như một lúc hoa mắt nhìn lầm, chứ chẳng ai trong thấy rõ khuôn mặt của cô gái đó. Đêm đdêm, khách bộ hành có việc đi ngang thường nghe thấy có tiếng trong trẻo ngâm thơ, rồi bỗng tiếng cười the thé ma quái, rồi tiếng khóc não nùng. Tiếng khóc cười không lớn, nhưng xuyên qua thời gian khoảng cách, đâm vào nhoi nhói đôi tai của cả những người cách đó hàng dặm đường. Người dân không rõ đầu đuôi câu chuyện, nên họ chỉ đoán đây là một oan hồn chưa siêu thoát được hiện về quấy phá. Họ sợ sệt lắm. Rồi sau đó, họ lập một cái miễu nhỏ ở dưới gốc cây khế để tỏ lòng tôn kính và để cầu nguyện cho oan hồn thôi không quấy phá.
Một buổi chiều, có một người đdàn ông tìm đến khu dân cư đó. Nhìn ổng chẳng ai đoán được là bao nhiêu tuổi. Nét mặt dầu dãi phong trần, những nếp nhăn ở đuôi mắt và ánh nhìn đăm chiêu lặng lẽ làm người ta đoán ổng dễ đã bốn mấy năm mươi. Nhưng đôi khi, như lúc ổng nhìn một đứa trẻ con chẳng hạn, thì trong đôi mắt già nua mệt mỏi đó chợt ánh lên một nét thật hồn hậu trẻ trung, và những lúc ấy trông ổng lại chỉ trạc ba mươi. Ổng hỏi chuyện những người dân làng, rồi ra chỗ cái miễu thắp mấy nén hương, thì thầm khấn nguyện gì đó rất lâu. Theo mấy đứa nhỏ tò mò lén lút theo dõi ổng nói lại, thì hình như lúc ấy ổng khóc, vì đôi vai ổng run rẩy từng hồi.
Người đdàn ông ở lại bên cội khế già suốt đdêm hôm ấy. Dân làng kể lại với nhau rằng đdêm ấy nghe có tiếng xì xào khóc cười văng vẳng vọng đến từ cây khế, tiếng xì xào đó kéo dài đến quá nữa đdêm, rồi tắt hẳn khi tiếng gà gáy canh đầu vừa cất lên. Sáng hôm sau, người đdàn ông bắt đầu đdào tìm gì đó ở gần gốc khế. Dân làng có kẻ bạo dạn tò mò đến gần coi thử. Rốt cuộc mới biết ổng đdào tìm hài cốt của người thân. Ổng moi từ dưới hố lên hai bộ hài cốt trơ trọi, bấy giờ thịt đã rã nát, chỉ còn những xương bắt đầu hoai mục. Ổng nhờ bà con lối xóm giúp một tay để dựng một giàn hỏa thiêu hai bộ hài cốt. Sau đó, ổng gom mớ tro cốt đi đâu đó, hình như là rải xuống một dòng sông, rồi quay trở lại. Từ đó, ổng dựng nhà gần bên cây khế và ở lại không đi nữa. Cũng từ đó bóng ma áo lam không còn xuất hiện, và không ai còn nghe tiếng ngâm thơ, cười khóc não lòng của hồn ma trinh nữ nữa. Có đôi người lớn tuổi trong làng đã được người đdàn ông đó kể lại sự tích về hồn ma nọ, trong những đdêm trời trăng sáng ngồi uống rượu tâm tình, vì ổng chính là chàng trai dạo trước. Nhưng những người đó nay cũng đã qua đời, nên câu chuyện thật hư ra sao không một ai biết được. Nghe đồn là ổng đã biệt tích trong mười lăm năm đó để đi truy tìm kẻ thù, giết lần lượt từng đứa trong bọn chúng. Rồi sau đó ổng tham gia kháng Pháp cho đến khi bị một vết thương nặng không thể tiếp tục tung hoành chinh chiến, nên mới quay về chốn cũ… Chuyện nghe đồn là vậy đó, các cháu à …
Câu chuyện đã dứt. Đống un cũng đã tàn hết nửa phần. Sao khuya lấp lánh đã lên cao. Bọn trẻ con lí nhí chào Già Bảy rồi chia tay nhau về nhà ngủ. Mí mắt chúng bấy giờ đã nặng nề xụp xuống vì mệt mỏi và buồn ngủ sau một ngày chơi đdùa thả sức. Nhưng lòng chúng còn mãi xôn xao xúc động với câu chuyện thê lương.